22:31 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HTX nông nghiệp Việt Nam: Những hạn chế

Thứ năm - 12/03/2015 22:36
TS Hoàng Vũ Quang và ThS Nguyễn Tiến Định chỉ ra một số khó khăn cơ bản trong thực tế phát triển hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
 
Nhận thức, sự quan tâm chưa đúng của chính quyền về HTX

Ở nhiều nơi HTX vẫn được coi như công cụ của chính quyền, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND xã, hơn là một tổ chức kinh tế. Vì vậy, nhiều HTX nông nghiệp chưa thực sự được nhà nước bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng với thành phần kinh tế khác như theo quy định tại Điều 5, Luật HTX năm 2012. Ở một số địa phương, chính quyền và cấp ủy Đảng can thiệp quá sâu và không đúng Luật vào hoạt động của HTX. Ngược lại, nhiều địa phương lại thiếu quan tâm hoặc buông lỏng quản lí đối với HTX; khiến nhiều HTX hoạt động không đúng luật hoặc thành lập chỉ để lợi dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với HTX.

Bộ máy quản lý nhà nước, hỗ trợ phát triển HTX còn yếu và chưa thống nhất

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về HTX chưa có sự phân công rạch ròi giữa các sở KH&ĐT, sở NN&PTNT, liên minh HTX, tồn tại tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan và thiếu sự phối hợp trong hoạt động. Bộ máy quản lý phân tán mỏng, ở Trung ương chỉ có 14 cán bộ của Vụ HTX của Bộ KH&ĐT và bốn-năm cán bộ Phòng KTHT của Bộ NN&PTNT; ở cấp tỉnh mỗi tỉnh thường chỉ có từ một đến bốn cán bộ của Chi cục HTX tỉnh; ở cấp huyện mỗi huyện chỉ cử một cán bộ kiêm nhiệm theo dõi mà nhiệm vụ thường không được quy định cụ thể; ở cấp xã thường không có người được giao theo dõi về hợp tác xã. 

Năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về HTX còn yếu, hầu hết cán bộ được giao phụ trách QLNN về HTX từ cấp tỉnh đến cấp xã chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý nhà nước đối với HTX. Hiện nay, nhiều cán bộ ở địa phương cho biết họ vẫn chưa được tập huấn các hướng dẫn để triển khai Luật HTX 2012.

Chính sách hỗ trợ phức tạp v�không hiệu quả


Khó chuyển đổi HTX theo đúng Luật HTX 2012
Sau khi Luật HTX 2012 ra đời, cho đến nay nhiều văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành như văn bản hướng dẫn chuyển đổi HTX cho phù hợp với Luật, văn bản hướng dẫn tài chính, nhất là đối với vấn đề xác định giá trị tài sản không chia; đồng thời thiếu cán bộ và kinh phí hỗ trợ triển khai. Hiện nay có tới 80% HTX chưa chuyển đổi cho đúng Luật HTX 2012. Trong số các HTX được IPSARD khảo sát năm 2014, một số nơi chia lợi nhuận trái với quy định của Luật; 38% không đáp ứng quy định vì  cung ứng ra ngoài trên 32%; 27% HTX dịch vụ cộng đồng không đáp ứng quy định vì dịch vụ cung ứng ra ngoài lên đến 78%.
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX còn có những hạn chế do một số văn bản chính sách hiện vẫn còn hiệu lực nhưng không có tính khả thi cao, cần sớm sửa đổi, điển hình như chính sách ưu đãi đất đai cho HTX, gây lúng túng cho một số địa phương không còn quỹ đất công để giao cho HTX. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX được quy định tại nhiều văn bản khác nhau (thống kê sơ bộ hiện có khoảng 160 văn bản), khó theo dõi và tổng hợp, trong khi trình độ khả năng tiếp cận thông tin, hiểu biết pháp luật của cán bộ và xã viên HTX còn hạn chế. Khi tiếp cận chính sách, nhiều HTX rơi vào vòng luẩn quẩn với ma trận các quy định của chính sách khác, ví dụ: để được vay vốn thì HTX phải có đất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; để được tham gia vào các dự án ứng dụng KH&CN thì HTX phải có vốn đối ứng và đất,…

Trình độ cán bộ của HTX còn hạn chế

Thực tế cho thấy, đa phần các HTX hoạt động yếu kém đều là những nơi các thành viên trong ban quản trị có trình độ thấp, không có năng lực thực hiện xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT năm 2014, có 28% chủ nhiệm HTX có trình độ văn hóa cấp I; 37% cấp II. Chủ nhiệm HTX có trình độ đại học mới chiếm 12%; số chủ nhiệm HTX ở các tỉnh Đông Nam Bộ có trình độ không quá cấp II chiếm 71% và 89% ở vùng ĐBSCL. Đa số cán bộ quản lý HTX chưa qua tập huấn nghiệp vụ chuyên môn trước khi đảm nhiệm các vị trí quản lý HTX. Kết quả khảo sát tám tỉnh của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) năm 2014 cũng cho thấy trong các ban quản trị HTX, chỉ có 11,3% cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học. Cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên trong ban kiểm soát chỉ chiếm 21,7%. Đối với cán bộ kế toán, thủ quỹ, vẫn còn 37,3% có trình độ từ cấp III trở xuống. Tỷ lệ cán bộ kế toán trong các HTX nông nghiệp sử dụng công nghệ tin học vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ có khoảng 60% HTX sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán. 

Tài sản, vốn của HTX thấp, khó tiếp cận vốn

Theo kết quả khảo sát, trung bình mỗi HTX có tổng giá trị tài sản1 là 2.579 triệu đồng, trong đó tài sản cố định là 1.565 triệu đồng, chiếm 61% tổng tài sản của HTX nên phần lớn các HTX thiếu vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Giá trị tài sản cố định thấp, lại chủ yếu ở dạng trụ sở làm việc, công trình được giao quản lý nên HTX thiếu tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng. Việc thiếu minh bạch trong quản lý tài chính cũng hạn chế HTX tiếp cận tín dụng tín chấp. Theo thống kê của một số tỉnh khảo sát, số HTX được vay vốn tín dụng từ các nguồn trong năm 2013 là rất thấp, bình quân chỉ chiếm 6,7%.

Thiếu sự phân định rõ ràng về vốn sở hữu đối với những tài sản của HTX được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau (như nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và tiền xã viên góp vốn) nên quá trình giải thể hoặc chuyển đổi các HTX này theo Luật HTX năm 2012 gặp nhiều khó khăn.
 
Hoạt động kiểm toán HTX gần như không thực hiện

Theo quy định cần kiểm toán các HTX, nhưng cho đến này gần như không có kiểm toán các HTX. Nói đến kiểm toán, các HTX thường lảng tránh do sợ có sai sót, phiền phức, trong khi kiểm toán nếu làm đúng sẽ giúp cho HTX nắm tốt hơn công tác tài chính, nâng cao tính công khai minh bạch trong quản lý tài chính và quản trị HTX, có thể giúp cho HTX tiếp cận tốt hơn với tín dụng, nhất là tín dụng tín chấp.

(Tổng hợp và trích lược từ tham luận Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp của TS. Hoàng Vũ Quang và ThS Nguyễn Tiến Định tại Hội thảo Tái cơ cấu nông nghiệp do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 17/1/2015)
Theo tiasang.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1277705

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71505020