Ông Ngô Văn Quý thông tin về thành tự kinh tế, xã hội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính. |
Cụ thể, ông Vũ Duy Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cho biết: Khi Hà Nội mới hợp nhất với Hà Tây và 3 xã của huyện Lương Sơn (Hoà Bình), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như: Sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa các vùng miền; dân số nông thôn lớn, tỷ lệ hộ nghèo cao, khoảng cách giàu nghèo lớn; hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và còn thiếu. Quy mô diện tích, dân số lớn, đơn vị hành chính nhiều; nhiệm vụ xây dựng, quản ly và phát triển một đô thị lớn với tốc độ đô thị hóa nhanh, áp lực tăng dân số cơ học, quá tải về hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
Khi sát nhập, khối lượng công việc phải thực hiện rất lớn như: Rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát tnen kinh tế xã hội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ sau hợp nhất...
Sau khi hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy và tiếp nhận bàn giao và quản lý địa giới hành chính, lãnh đạo thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội… Đến nay, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, không gian sản xuất kinh doanh được mở rộng, kinh tế Thủ dô tiếp tục tăng trưởng, đạt trung bình 7,41%/năm (cách tính cũ là 9,51%), nhiều chỉ tiêu tăng gấp từ 2-3 lần: GRDP/người tăng 2,3 lần; thu ngân sách trên địa bàn tăng 2,93 lần; thu nhập bình quân/người/năm của nông dân tăng 2,92 lần. Nếu như đến tháng 12-2008 bình quân thu nhập của nông dân là 13 triệu đồng/người/năm thì đến tháng 12-2017 tỷ lệ này đạt 39 triệu đồng/người/năm.
Cùng với việc tăng thu nhập thì tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Hà Nội cũng giảm rõ rệt (giảm 6,74 % theo chuẩn nghèo đa chiều). Hết năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo tại Hà Nội là 8,43%; đến hết năm 2017 tỷ lệ này giảm còn 1,69%; Hà Nội không còn xã, thông đặc biệt khó khăn.
Với những kết quả đó, Hà Nội tiếp tục khẳng định là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nước.
Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 8.589 ngôi nhà cho người có công với cách mạng; tiếp tục hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 4.046 hộ nghèo năm 2018; Ban hành và thực hiện các kế hoạch riêng về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Ngay sau hợp nhất, thành phố Hà Nội đã quan tâm thực hiện cấp điện cho các địa bàn chưa được dùng điện lưới; sửa chữa, cải tạo 5.523 phòng học nhờ, học tạm, phòng học xuống cấp. Cơ sở vật chất giáo dục được đầu tư chuẩn hóa, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đến nay đạt 62%.
Đồng thời, nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị, nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và khu vực được đưa vào sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, quản lý đô thị, dịch vụ hành chính công được đẩy mạnh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn