Nghề bóng ghẹ mỗi tàu đạt doanh thu đạt 1,8- 2 tỉ đồng/năm
Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Hà Tĩnh đang chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển các loại nghề có tính chọn lọc, ít gây hại đến ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Ngư dân có điều kiện vươn khơi bám biển sản xuất lâu ngày, khai thác các loài thủy sản có giá trị cao.
Qua đó, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân như: nghề bóng ghẹ trên đội tàu có chiều dài từ 12 – 20m tại xã Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên) đạt năng suất từ 20 – 25 tấn/năm, doanh thu từ 1,8 – 2 tỷ đồng/năm/tàu. Đến nay, toàn tỉnh có trên 120 tàu chuyển đổi sang làm nghề bóng ghẹ.
Nghề câu khơi mang lại giá trị kinh tế cao, mỗi tàu đạt doanh thu từ 3 - 5 tỉ đồng/năm
Hay nghề bóng mực kết hợp câu khơi trên đội tàu có chiều dài từ 15m trở lên tại xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) đạt năng suất mỗi năm trên 13 tấn sản phẩm (mực trên 3 tấn, cá có giá cao trên 10 tấn) đạt doanh thu từ 3 - 5 tỉ đồng/năm/tàu...
Ngoài ra, mô hình cộng đồng cũng đã phát huy được tính đoàn kết giúp nhau trên biển trong khai thác đánh bắt hải sản. Toàn tỉnh hiện có 67 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển với 413 tàu cá tham gia, 2 nghiệp đoàn nghề cá với trên 400 thành viên tham gia; 15 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ với 1.717 tàu cá tham gia và đã giao quyền tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ cho 2 tổ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn