07:19 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hải Dương: Anh nông dân sáng chế robot gieo hạt

Thứ ba - 24/11/2015 03:10
Với những sáng chế máy móc phục vụ nông nghiệp đa dạng và đem lại hiệu quả cao, anh Phạm Văn Hát, hội viên nông dân thôn Kim Đôi- xã Ngọc Kỳ- huyện Tứ Kỳ đã giúp người nông dân giảm thiểu được sức lao động, tăng thu nhập, góp phần cùng bà con thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập.
Anh Phạm Văn Hát bên một sáng chế của mình (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Có duyên tới với nghề cơ khí lần đầu là khi anh Hát được giới thiệu đến phụ việc cho xưởng cơ khí Bông Sen. Tại đây, anh được chủ xưởng phân công việc nghiên cứu cơ chế hoạt động và sửa chữa máy nổ; dựng khung thành cho công nông đầu ngang. Sau gần hai năm làm việc, với sự cần cù chăm chỉ nên anh đã cơ bản nắm được các nguyên lý hoạt động của máy nổ.


 
Năm 2001, sau khi xây dựng gia đình, anh Hát quyết định lập nghiệp ngay chính trên mảnh đất quê hương mình bằng việc mở xưởng cơ khí tại nhà và đầu tư thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình thuê 3ha ruộng để trồng rau sạch, gia đình anh đã gặp rất nhiều khó khăn vì thời tiết diễn biến phức tạp, lại thêm thiếu vốn sản xuất, thiếu cơ chế và nhất là chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm… Những khó khăn ấy đã khiến lần đầu tư này của gia đình bị thất bại, kinh tế gia đình tổn thất lớn.


 
Để giảm bớt gánh nặng nợ nần, năm 2010, anh Hát quyết định đi xuất khẩu lao động tại Israel. Khi đến đó, anh được bố trí làm việc tại một trang trại trồng rau, công việc tương đối vất vả và nặng nhọc. Phải làm việc trong thời tiết nước ngoài đầy khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời có khi lên đến trên 400C; trung bình mỗi ngày, các công nhân ở đây phải làm việc khoảng 10 tiếng. Buổi sáng trồng rau, bón phân; buổi chiều thu hoạch rau, đóng gói đem bán và xuất khẩu.

 
Quá trình sản xuất, mặc dù đã có một số máy móc hỗ trợ, song phần lớn vẫn phải làm thủ công nên hiệu suất lao động không cao, mức lương lại thấp. Từ những kiến thức có được khi còn làm việc ở xưởng cơ khí Bông Sen, anh Hát đã đề xuất với chủ trang trại những ý tưởng của bản thân về sáng chế và cải tiến kỹ thuật cho một số nông cụ, máy móc nhằm tăng năng suất và giảm thiểu sức lao động.
 

Những đề xuất của anh đã được chủ trang trại nhất trí và tạo các điều kiện để cho anh triển khai thực hiện. Kết quả, trong 2 năm lao động trên đất nước Israel, anh đã cải tiến và sáng chế ra một số loại máy móc, công cụ lao động như: Máy rải phân tự động, máy cắt rau tự động, máy dọn rau sau thu hoạch và bộ dao cắt hành tiện dụng.

 
Từ khi có máy do anh Hát sáng chế, chủ trang trại chỉ cần từ 2- 3 lao động để thao tác thay vì cần tới 25 lao động như trước kia. Từ những thành công như trên, anh Hát đã được chủ trang trại ưu đãi, thưởng tiền, điện thoại và máy tính...

 
Đầu năm 2012, anh quyết định quay trở về nước và mở lại xưởng cơ khí. Được các cán bộ Hội động viên, anh đã tiếp tục tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực cơ khí nông nghiệp. Từ sự đam mê nghề nghiệp kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình lao động tại Israel- một nước có nền nông nghiệp hiện đại, anh đã chế tạo ra bộ ép luống soi rạch trồng rau các loại và bộ ép luống chuyên dùng cho cà rốt. Đồng thời còn cải tiến một số bộ phận của máy làm đất như: Chế tạo cày 02 lưỡi thay thế cho cày 01 lưỡi, cày 4 lưỡi thay thế cho cày 3 lưỡi mà công suất không thay đổi.


 
So với phương pháp cũ, lưỡi cày do anh Hát cải tiến và sáng chế đã khắc phục hoàn toàn được việc bị quấn rạ vào cày. Thêm vào đó, dàn cày có thể đi sát chân bờ, người làm không còn vất vả nhấc máy mỗi khi hết xá cày; thớ đất sâu hơn và dễ dàng làm đất cho các công đoạn sau. Nếu như sử dụng phương pháp cày một lưỡi, năng suất một công làm việc chỉ được tám sào vì máy dễ bị văng do thiếu sự cân bằng, người nông dân khó điều khiển máy; còn khi sử dụng cày hai lưỡi, hiệu suất một công làm việc đạt tới hai mẫu.

 
Thấy rõ hiệu quả, anh Hát đã tập trung vào sản xuất rồi cung ứng ra thị trường hàng trăm sản phẩm mỗi năm và được nông dân các tỉnh tin dùng. Từ hiệu quả của cày 2 lưỡi và cày 4 lưỡi đã giúp người nông dân đỡ vất vả, đồng thời nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

 
Không dừng lại ở đó, cuối năm 2012, một lần tình cờ đi qua vùng trồng cà rốt ở huyện Cẩm Giàng, trông thấy người nông dân nơi đây dù đã dùng máy gieo hạt nhưng vẫn phải kéo máy bằng tay, hạt gieo lại không đều và mất nhiều công sức để tỉa bớt các cây dư thừa. Ngay lúc đó, trong đầu anh đã nảy sinh ý tưởng cần phải chế tạo robot đặt hạt tự động.

 
Về nhà, anh bắt tay ngay vào công việc nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế để chế tạo robot. Sau gần 1 năm nghiên cứu và thực hiện, anh đã chế tạo thành công robot đặt hạt tự động và rất chính xác. Robot đã được đưa vào sử dụng tại địa phương, đồng thời đem bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh phục vụ cho các vườn ươm cây giống cà rốt, su hào, cải bắp và các loại rau ăn lá…


 
Robot đặt hạt tự động chính xác do anh Hát sáng chế có thể sử dụng điện ắc quy hoặc điện 220V theo yêu cầu của khách hàng. Với năng suất làm việc của robot tăng gấp 30- 40 lần lao động thủ công, khoảng cách giữa các hạt rau được điều chỉnh tùy theo yêu cầu kỹ thuật nên chất lượng cây giống được nâng cao; giúp tiết kiệm từ 20 - 30% hạt giống so với phương pháp gieo hạt thủ công. Đồng thời, người nông dân còn giảm được chi phí đầu tư tới 600.000 đồng/sào.

 
Robot đặt hạt tự động đã được nhiều nông dân thuộc các tỉnh như: Hải Dương, Hà Nội, Lâm Đồng… biết đến và đặt mua. Đến nay, số lượng robot được nông dân các địa phương đặt mua là hơn 40 chiếc. Với sáng chế này, anh đã đạt giải Nhất trong hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương lần thứ 8” năm 2012- 2013; đạt giải Khuyến khích cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ 5” năm 2013 và giải Nhất cuộc thi “Nhà sáng chế số 9” năm 2014.

 
Chưa dừng lại ở đó, năm 2015, anh đã thiết kế, chế tạo thành công thiết bị đặt hạt bằng phương pháp kéo tay. Sử dụng thiết bị này, người nông dân không cần đến động cơ hay mô tơ mà vẫn đặt hạt chính xác và đặt được nhiều hàng trên cùng một lượt; có thể áp dụng cho nhiều loại hạt như: Ngô, đậu tương, hạt củ đậu, đỗ đen, đỗ chè…


 
Đặc biệt hơn, thiết bị đặt hạt bằng phương pháp kéo tay rất dễ sử dụng, phù hợp với nhiều loại địa hình đất canh tác, kể cả đối với địa hình nghiêng 10 độ thiết bị vẫn ổn định và hoạt động chính xác, tiết kiệm được hạt giống cũng như công tỉa dặm. Khi sử dụng thiết bị này sẽ giúp nâng cao năng suất lao động lên gấp 10- 15 lần so với phương pháp gieo hạt bằng tay truyền thống. Hiện nay, sản phẩm đã được nông dân các tỉnh Nghệ An, Đắk Nông, Hưng Yên… đưa vào sử dụng và được đánh giá cao.


Ngoài ra, anh Hát còn thiết kế, chế tạo thành công Lò sấy điện nông sản kiểu mới. Lò sấy sử dụng điện dân dụng, quy mô công suất sấy linh hoạt, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sấy nông sản khi giữ được chất lượng, màu sắc và độ ẩm của nông sản theo đúng yêu cầu kỹ thuật…. Với mức giá thành rẻ, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường, sản phẩm này đã được Công ty Cổ phần TMCN dược phẩm dược liệu Bình Minh và một số doanh nghiệp khác mua, sử dụng và có những phản hồi tích cực.

 
Bên cạnh đó, xưởng cơ khí của anh còn giúp đỡ và hỗ trợ cho nhiều hộ nông dân gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống; tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động có thu nhập ổn định từ 5- 6 triệu đồng/người/tháng.

 
Thu nhập của gia đình anh Hát sau khi đã trừ chi phí đều đạt trên 500 triệu đồng mỗi năm. Sản phẩm của anh đã được nhiều người dân ở khắp nơi biết đến, đặt mua và sử dụng rộng rãi. Hiện nay, anh còn đang tiếp tục nghiên cứu để chế tạo ra một số loại máy mới như: Máy bỏ khóm (gieo vãi), máy trồng ngô và máy thu hoạch khoai tây, cà rốt…

 
Tại Đại hội Thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV Hội Nông dân Việt Nam (giai đoạn 2010- 2015), anh Hát đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Ba.
Theo Hội Nông dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 36333

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 262368

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68909984