18:15 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hành trình của một thương hiệu

Chủ nhật - 13/09/2015 12:45
Nhận thấy việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún gặp nhiều rủi ro, cách đây hơn mười năm, bảy nông dân Đà Lạt đã hợp sức, hùn hạp thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Anh Dao Co-op), chuyên sản xuất rau VietGAP. Với đồng vốn góp cùng diện tích canh tác khiêm tốn ban đầu, giờ đây, thương hiệu “Rau Anh Đào” đã xác lập chữ tín trong lòng khách hàng, từng bước vươn ra thị trường quốc tế…

Sức mạnh từ kết nối

Đà Lạt chiều phai nắng. Chủ tịch HĐQT Anh Dao Co-op Nguyễn Công Thừa vẫn đăm chiêu trên căn gác tại văn phòng hợp tác xã (HTX). Anh mở lời: “Cơ ngơi bây giờ của HTX là giấc mơ xa xỉ của chúng tôi khi có ý tưởng góp vốn làm ăn. Có thể nói, việc xây dựng HTX kiểu mới không chỉ là câu chuyện thay tên, đó là chủ trương đúng đắn, sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay”.

Là một nhà nông chính hiệu, lớn lên trên đồng ruộng, cũng như bao người khác ở xứ rau Đà Lạt, anh Nguyễn Công Thừa đã chứng kiến cảnh làm nông manh mún, phập phồng, từ khâu canh tác đến tìm đầu ra cho sản phẩm, anh quyết định “nâng cấp” tấm bằng cử nhân kinh tế, học hỏi kinh nghiệm ở xứ người, rồi về quê lập nghiệp. “Tôi sinh ra từ vùng rau nổi tiếng và phải thành công từ làm rau tử tế”, anh Nguyễn Công Thừa thổ lộ. Năm 1999, anh Thừa rủ ba người bạn thành lập tổ liên kết sản xuất rau sạch, với diện tích “góp vốn” khoảng 7 ha. Nhưng kinh nghiệm làm ăn, thị trường vẫn là vấn đề nan giải, do sản xuất nhỏ lẻ, chưa định hướng được mô hình liên kết. Sau bốn năm tích lũy kinh nghiệm, cùng với những lần thất bại cay đắng của những hợp đồng lớn, anh tiếp tục vận động thêm ba thành viên mới, gây dựng nên Anh Dao Co-op, với vốn góp 100 triệu đồng, cùng 12 ha đất sản xuất.

Từ ngày đầu thành lập, ban chủ nhiệm Anh Dao Co-op đã xác định phải theo hướng sản xuất rau sạch, rau siêu thị và phải tìm đường xuất khẩu. Tuy nhiên, năm năm đầu, HTX vẫn “bơi” trong vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”. Và năm 2008, cơ duyên đến, “Rau Anh Đào” tiêu chuẩn VietGAP đã lọt vào hệ thống Co.op Mart, với hợp đồng tiêu thụ 1,5 tấn mỗi ngày, giá cao hơn rau sản xuất kiểu truyền thống từ 10 đến 15%. Thấy được tiềm lực của HTX, Co.op Mart đã ký tiếp hợp đồng chiến lược và ứng trước 10 tỷ đồng mỗi năm không tính lãi, để Anh Dao Co-op yên tâm sản xuất.

Từ đây, thị trường bắt đầu rộng mở, ban quản trị HTX đã tính chuyện dài hơi và hợp đồng liên kết làm ăn lần lượt nối dài. Giờ đây, ngoài 22 xã viên, Anh Dao Co-op đã “bắt tay” với 80 hộ nông dân, mở rộng diện tích sản xuất rau tiêu chuẩn VietGAP lên 270 ha, tất cả đều sản xuất theo quy trình của HTX đưa ra, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật canh tác, giống, vật tư; thu nhập bình quân đạt 500 triệu đồng/ha mỗi năm.

Chúng tôi gặp lão nông Krajan Yu Ny (65 tuổi, dân tộc Cơ Ho) khi ông đang chăm sóc vườn rau kiểu mới tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Ông là một trong những người bắt tay làm ăn với Anh Dao Co-op. Ông cho biết: “Sau hơn ba năm liên kết, không chỉ toàn bộ sản phẩm rau của gia đình đều được HTX bao tiêu, mà giá cả rất ổn định, được thu mua tận chân ruộng. Ban đầu chuyển đổi sản xuất theo VietGAP khó lắm, giờ tôi quen rồi”. Dứt đoạn, lão cười khà rồi bấm nút, những tia nước tinh khôi phà nhẹ xuống vườn rau non tơ. Giống như Yu Ny, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Đạ Sar liên kết sản xuất với Anh Dao Co-op, như Ha Duân, Ha Diệu, Liêng Hot Hai… đã không còn thấp thỏm với điệp khúc “được mùa, rớt giá” nữa, cuộc sống đã trở nên khấm khá. “Sắp tới, HTX sẽ ký hợp đồng liên kết sản xuất rau VietGAP với 40 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Đạ Sar. Bởi ngoài lợi nhuận kinh doanh, đầu tư xã hội là quan trọng với một thương hiệu”, Chủ tịch HĐQT Anh Dao Co-op Nguyễn Công Thừa cho hay.

Phó Bí thư Huyện ủy Lạc Dương, nguyên Chủ tịch UBND xã Đạ Sar Ya Tiong ví von: “Đạ Sar đã trở thành “trung tâm” sản xuất rau, hoa chất lượng cao của Lâm Đồng. Nhờ có nhiều doanh nghiệp và HTX Anh Đào vào đầu tư sản xuất, bắt tay làm ăn với bà con, mà nhiều hộ đã khấm khá trên chính mảnh vườn ngày xưa của mình”.

Lan tỏa thương hiệu

Hành trình hơn mười năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Anh Dao Co-op đã trở nên quen thuộc với bạn hàng, người tiêu dùng, nhờ chất lượng sản phẩm và chữ tín trong kinh doanh. Chi cục trưởng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Lâm Đồng Nguyễn Văn Lục cho biết “HTX Anh Đào được chúng tôi hỗ trợ áp dụng VietGAP khá sớm. Rau Anh Đào được đánh giá trong tốp đầu các đơn vị sản xuất rau cao cấp tại địa phương và đang vươn ra thị trường quốc tế”.

Năm 2014, Anh Dao Co-op cung cấp ra thị trường hơn 50 nghìn tấn rau các loại, chủ yếu qua hệ thống siêu thị và các cửa hàng bán lẻ, chuỗi nhà hàng, khách sạn cao cấp; doanh thu hơn 180 tỷ đồng. Nhiều xã viên đạt thu nhập đến 1,2 tỷ đồng, hộ liên kết đạt bình quân hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 170 lao động với mức lương bình quân sáu triệu đồng/tháng. Với vốn góp khiêm tốn ngày đầu, giờ đây, vốn điều lệ của HTX đã lên đến 19 tỷ đồng. Anh Dao Co-op cũng đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, 20 xe đông lạnh chuyên dụng để vận chuyển phân phối rau.

Có thể nói, kết quả bước đầu của Anh Dao Co-op là nhờ sự chủ động kết nối với doanh nghiệp, nông dân, sản xuất có định hướng và tạo sự khác biệt trong kinh doanh. Vì lẽ đó, Chủ tịch Nguyễn Công Thừa đã lặn lội sang tận Ca-na-đa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po... để học hỏi kinh nghiệm và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Đầu tháng 5-2014, hai công-ten-nơ đầu tiên đưa 30 tấn rau Đà Lạt đến xứ sở kim chi. Đây là chuyến hàng khởi đầu của sự hợp tác giữa Anh Dao Co-op với Tập đoàn đa lĩnh vực CJ Group của Hàn Quốc. Theo thỏa thuận, mỗi tháng Anh Dao Co-op cung cấp 60 tấn rau sang thị trường này. “Hiện lượng rau xuất khẩu của HTX chỉ chiếm 8%, nhưng đã mở ra triển vọng mới trong hành trình phát triển của Anh Dao Co-op”, ông Nguyễn Công Thừa cho biết.

Với thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, những nông sản thương hiệu “rau Đà Lạt” mà Anh Dao Co-op được cấp quyền sử dụng đã chinh phục được, là nhờ nguồn gốc và chất lượng sản phẩm bảo đảm. Qua những chuyến xuất ngoại, ông chủ Anh Dao Co-op đã tích lũy được điều cốt lõi, tổ chức tốt để các “cổ đông nông dân” lo khâu sản xuất đạt chuẩn, HTX lo các khâu còn lại. Nhờ vậy mà giờ đây, những nông hộ trong chuỗi liên kết đã nắm được cách thức sản xuất tiên tiến và mở tầm nhìn ra thị trường rộng lớn… Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lâm Đồng Phạm Văn Tường cho biết, HTX Anh Đào hiện là điểm đến uy tín của nhiều đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất rau cao cấp từ các tỉnh, thành phố trong nước, du khách nước ngoài.

Chiều muộn. Những chuyến xe đông lạnh chuyên dụng vẫn vào ra, những công nhân vẫn cần mẫn đóng hàng. Với cái bắt tay thật chặt, Chủ tịch HĐQT Anh Dao Co-op Nguyễn Công Thừa tự tin: “Tạo dựng, lan tỏa thương hiệu là một quá trình. Và chúng tôi sẽ nỗ lực đưa Anh Dao Co-op hướng đến thương hiệu tầm quốc gia”.

Theo Nhân Dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 387719

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73434690