Tại hội thảo các nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước tham luận nhiều vấn đề thiết thực cho Đề án phát triển Làng văn hóa du lịch Chợ Lách.
Mở đầu chuỗi phát biểu tham luận, bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường ĐH KH-XH&NV, thuộc ĐHQG TP.HCM phát biểu: “Làng Văn hóa du lịch nằm trong Đề án mỗi xã một sản phẩm của quốc gia. Hiện nay, du lịch ở ĐBSCL như là một bức tranh dàn đều chưa có điểm nhấn.
Bến Tre có lợi thế về cây xanh trái ngọt thì chúng tôi muốn xây dựng một điểm nhấn, khi nói đến du lịch ở ĐBSCL thì không thể bỏ qua điểm nhấn này. Chợ Lách với lợi thế là vương quốc trái cây, hoa kiểng với nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng như măng cụt, sầu riêng Chín Hóa, Ri 6, chôm chôm; nhiều làng nghề cây giống, hoa kiểng như Long Thới, Vĩnh Thành, Phú Sơn… là những lợi thế cần được đánh thức, là cơ sở để chúng ta hình thành các làng du lịch đặc thù”.
Tham quan vườn sản xuất cây giống cây nghệ cao |
Đồng quan điểm với cô Lan, nhà nghiên cứu Lê Tân, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội ẩm thực Việt Nam chỉ ra: “Huyện Chợ Lách được hình thành trên một vùng đất có nhiều thuận lợi mang trên mình những dòng chảy đặc sắc và dấu ấn lịch sử quốc giá. Nơi có nhà bia kỷ niệm của nhà văn Trương Vĩnh Ký, nhà thờ Cái Mơn, nhà cổ hội đồng Hiếu, dự án homestay, khu ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, văn hóa nhà vườn của Pháp, cây cầu 100 năm tuổi... Đặc biệt là có nền kinh tế vườn đa dạng với các loại cây trái hoa kiểng”.
Theo bà Lan, đối với xây dựng làng Văn hóa du lịch Chợ Lách, không chỉ chú trọng vào bông hoa cây kiểng mà còn chuyển tải vào đó những giá trị văn hóa, lịch sử trên cơ sở những tài nguyên văn hóa du lịch tại địa phương.
Du khách chụp ảnh tại nhà bia tưởng niệm danh nhân văn hóa dân tộc Trương Vĩnh Ký. |
Đại diện Cty Sài Gòn Tourist đưa ra quan điểm: “Trước là tham quan thắng cảnh, sau là học tập để biết thêm kiến thức, vì vậy quan điểm du lịch - giáo dục cũng là một xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay"
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chỉ rõ: Trước hết muốn phát triển du lịch cộng đồng ở nông thôn thì điều đầu tiên quyết định sự thành công là phải được sự đồng thuận của cộng đồng dân cư nơi đó.
Mà trước hết trong mô hình du lịch cộng đồng từng hộ dân phải phát huy hết những lợi thế của gia đình mình. Sau đó, nhà nước sẽ hỗ trợ thêm một phần thì mô hình sẽ thành công.
Du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre. |
Nhà nghiên cứu Lê Tân: “Việc phát triển Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách cần chú trọng đến nhu cầu thưởng thức ẩm thực tại địa phương, khách “đến ăn, đến học, ăn xong còn gói mang về…”. |
Thứ hai, cần phải phát huy lợi thế bản địa. Các sản phẩm du lịch nên gắn liền với lịch sử truyền thống, du khách cần trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn và kiến thức của chuyến đi.
Thứ ba, chúng ta có nhiều cơ chế trong các lĩnh vực nhưng du lịch nông thôn thì chưa rõ ràng. Vậy trước hết hãy hoàn thành lại khái niệm về du lịch nông thôn thay cho du lịch nông nghiệp để định hình nên một cơ chế, chính sách, tín dụng rõ ràng cho lĩnh vực này.
Thứ tư đó là vấn đề nguồn lực của mô hình. Nên sử dụng các loại quỹ thì sẽ hay hơn vay ngân hàng. Cần chú trọng phát huy các nguồn vốn của gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Sử dụng nguồn vốn trong xây dựng NTM để xây dựng các cơ sở hạ tầng cho các Làng Văn hóa du lịch trong đề án.
Thứ năm đó là vai trò của Chương trình xây dựng NTM trong xây dựng làng Văn hóa du lịch Chợ Lách. Trước tiên là văn phòng điều phối NTM cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chương trình đào tạo cho phát triển du lịch.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn