04:42 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả “kép” với mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

Thứ bảy - 29/09/2018 11:11
Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thiệu Hóa xây dựng và triển khai mô hình “Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao” tại xã Thiệu Nguyên.
tr11t.jpg
Kiểm tra bò nuôi vỗ béo trong mô hình.

Chất lượng, hiệu quả cao

Mục đích của mô hình là nhằm chuyển giao tiến bộ giống, kỹ thuật mới cho người dân, giúp họ tiếp cận và ứng dụng vào chăn nuôi nhằm tăng năng suất, sản lượng thịt; nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Mô hình được triển khai từ tháng 3 đến tháng 11/2017 với quy mô 5 con, 5 hộ tham gia. Giống bò đưa vào nuôi là bò lai F1 BBB (con lai được tạo ra từ việc dùng tinh bò đực giống ngoại BBB cho thụ tinh nhân tạo với bò cái nền Zêbu tại địa phương). Trong đó gồm 4 con cái và 1 con đực, độ tuổi 6-9 tháng, trọng lượng 140- 180 kg/con, trung bình 150kg/con.

Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ chi phí mua bò giống, một phần chi phí thức ăn tinh giai đoạn vỗ béo; còn lại tự đối ứng chi phí làm chuồng trại, mua thức ăn tinh, trồng và chế biến thức ăn thô xanh, nhân công và các loại vật tư thiết bị phục vụ chăn nuôi khác.

Với hình thức nuôi thịt, bò được chăm sóc nuôi dưỡng với khẩu phần ăn cơ bản gồm thức ăn thô xanh kết hợp thức ăn tinh. Trong đó, thức ăn thô xanh (cỏ tự nhiên, cỏ voi, rơm lúa, thân, lá cây ngô sau thu hoạch...) được cho ăn tự do; thức ăn tinh (thức ăn hỗn hợp, bột ngô, cám gạo...) cho ăn với định lượng 1% trọng lượng cơ thể (bò 150kg cho ăn 1,5 kg/con/ngày; bò 200kg cho ăn 2kg/con/ngày; 300kg cho ăn 3 kg/con/ngày).

Trong quá trình nuôi, bò sinh trưởng phát triển tốt, không bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 100%, nhanh lớn, khả năng tăng trọng cao , đạt 320- 360kg/con, trung bình toàn đàn đạt trên 350kg/con (sau 7 tháng nuôi).

Sau khi kết thúc thời gian thực hiện mô hình, các hộ vẫn tiếp tục nuôi đến 18-22 tháng tuổi. Lúc này trọng lượng của bò đạt trên 380kg; trong đó, bò cái 350- 390kg/con, bò đực 420kg/con.

Theo các hộ thực hiện mô hình, giống bò này có tốc độ sinh trưởng cao hơn hẳn so với các giống bò lai Zêbu đang nuôi tại địa phương. Đặc biệt, qua theo dõi của các hộ, thấy bò lai F1 BBB dễ nuôi, ăn tạp nên tận dụng được hầu hết các loại phụ phẩm nông nghiệp như rơm lúa, thân lá cây ngô sau thu hoạch, thân cây chuối, rau muống... Không những vậy, bò lai BBB thuần tính, dễ chăm sóc, phù hợp với việc nuôi nhốt tại chuồng.

Về chất lượng thịt: Sau khi nuôi đạt 18-22 tháng tuổi, có hai hộ đã chủ động giết mổ bán thịt (trọng lượng hơi 387kg và 380kg, sau giết mổ thu được 197kg và 185kg thịt), cho thấy bò có tỷ lệ thịt cao; thịt mềm và thơm ngon.

Về hiệu quả kinh tế: Sau khi đã nuôi thêm 2- 6 tháng, hộ nuôi bò đực đã đổi ngang được 2 con bò cái để nuôi sinh sản; 2 hộ bán cho thương lái được 32 và 34 triệu đồng, 2 hộ tự giết mổ bán thịt thu được lần lượt là 38 và 36 triệu đồng/hộ. Như vậy, trung bình mỗi hộ có thu nhập trên 34 triệu đồng, trừ chi phí (giống, thức ăn tinh, khấu hao vật tư, chuồng trại), không tính chi phí thức ăn thô xanh và công lao động, mỗi con cho lãi trên 7 triệu đồng.

Như vậy, xét về giá trị thì khi nuôi giống bò này cho hiệu quả cao gấp khoảng 2 lần so với nhóm bò Zêbu. Nếu xét về hiệu quả đầu tư thì giống bò này cao hơn khoảng 30 - 50% (cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, cùng chế độ ăn uống).

Săn lùng và nhân rộng mô hình

Thực tế, tại thời điểm sau khi mô hình kết thúc, bê lai F1 BBB x Zêbu tại các địa phương trong và ngoài huyện Thiệu Hóa đã và đang được thương lái, người chăn nuôi săn lùng, tìm mua với giá khá cao (15 - 18 triệu đồng/con sau cai sữa). Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, việc dùng tinh bò đực BBB để phối giống cho đàn bò cái nền tại địa phương đã và đang được nhiều người dân quan tâm.

Theo anh Lê Văn Ngọc, cán bộ Trạm Khuyến nông, kiêm dẫn tinh viên trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, trước kia nhu cầu phối tinh bò BBB rất ít do bê con có hình thái xấu (đầu nhỏ, chân ngắn, màu lông loang lổ, không đồng nhất) nên không được ưa chuộng. Sau khi kết thúc mô hình, với hiệu quả kinh tế mang lại, việc lai tạo để tạo giống bò lai BBB được đông đảo bà con chăn nuôi lựa chọn. Chỉ trong 9 tháng của năm 2018, toàn huyện đã có trên 700 liều tinh bò BBB được người dân phối cho đàn bò nền địa phương, trong đó riêng xã Thiệu Nguyên là 200 liều.

Còn trên địa bàn toàn tỉnh, năm 2017 mới chỉ có vài huyện có hộ có nhu cầu phối tinh bò BBB. Bước sang năm 2018, tất cả các huyện có chương trình thụ tinh nhân tạo trên đàn bò có nhiều hộ đăng ký mua. Trong 9 tháng qua, đã có 7.040 liều tinh cọng rạ BBB được cung cấp và phối giống cho đàn bò trong tỉnh. Chỉ cần với số lượng tinh trên, mỗi năm sẽ có trên 5.000 con bê ra đời, sau 18-24 tháng tuổi sẽ cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn thịt chất lượng phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Qua đó, không chỉ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mà còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn.

Theo kinh tế nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 150


Hôm nayHôm nay : 32767

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 854334

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73901305