15:32 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp

Thứ ba - 24/03/2015 04:53
Những năm gần đây, việc liên kết sản xuất với doanh nghiệp đã trở thành một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Bắc Ninh. Với quy trình khoa học, chặt chẽ từ ký kết hợp đồng, triển khai sản xuất đến bao tiêu sản phẩm, việc liên kết giữa nông dân với các công ty chuyên ngành về lĩnh vực nông nghiệp đã giúp người sản xuất có điều kiện tăng thêm thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích và không còn phải lo lắng về “đầu ra” của sản phẩm nông nghiệp.

 Một ngày đầu tháng 3, chúng tôi tìm đến cánh đồng rộng hơn 2 ha chuyên canh măng tây của gia đình ông Nguyễn Đức Đình ở xã Thái Bảo (Gia Bình, Bắc Ninh). Được sự giúp đỡ của các cấp Hội Nông dân, ông Đình bắt đầu phát triển cây măng tây trên cơ sở liên kết với Sàn giao dịch kết nối cung - cầu thuộc Bộ NN&PTNT. Nhờ thực hiện đúng quy trình chăm sóc do kỹ thuật viên của Sàn giao dịch hướng dẫn nên chỉ sau 4 tháng cây măng tây đã cho thu hoạch. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Đình, chi phí ban đầu để trồng măng tây khá cao song bù lại người sản xuất sẽ được thu sản phẩm liên tục 7 - 8 tháng/năm trong thời gian từ 3 - 4 năm, nếu chăm sóc tốt có thể thu tới 5 năm.

 

Thực tế đến nay, vào những thời điểm thu hoạch rộ, trên diện tích hơn 2 ha, bình quân gia đình ông Đình thu hoạch từ 250 - 270 kg/ngày. Điều đáng nói là nhờ liên kết chặt chẽ nên toàn bộ sản phẩm măng tây đạt chất lượng đều được Sàn giao dịch thu mua tại ruộng với giá trung bình khoảng 50 nghìn đồng/kg. Gia đình ông Đình đang dự kiến sẽ mở rộng diện tích sản xuất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phía đối tác.

 Cũng trên cơ sở liên kết cùng doanh nghiệp để sản xuất theo hướng hàng hóa, khoai tây đang trở thành cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở nhiều xã của huyện Gia Bình. Năm nay là năm thứ 2 Công ty cổ phần TONKIN và một số Hợp tác xã trên địa bàn huyện Gia Bình triển khai mô hình liên kết trồng khoai tây xuất khẩu với 2 loại giống là khoai tây Solara và Atlantích. Trên diện tích hơn 25 ha tập trung tại các xã Thái Bảo, Đại Lai, Đại Bái, Đông Cứu và thị trấn Gia Bình, Công ty đã đứng ra cung ứng giống, phân bón và bố trí cán bộ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Trên 200 hộ tham gia mô hình có trách nhiệm trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật. Nhờ có kinh nghiệm trồng khoai tây xuất khẩu từ vụ đông năm 2013 nên nhìn chung năm nay cả năng suất và chất lượng sản phẩm khoai tây đều cao hơn năm trước. Bà con rất phấn khởi vì công ty đã thực hiện đúng hợp đồng với giá thu mua trung bình là 6.200 đồng/kg. Theo tính toán, bình quân năng suất khoai tây năm nay đạt khoảng 700 kg/sào, trong đó có trên 80% củ loại 1, mẫu mã sản phẩm đẹp, hàm lượng tinh bột cao. Bà Nguyễn Thị Dáng, thôn Huề Đông, xã Đại Lai chia sẻ: “Qua 3 tháng chăm sóc, trên diện tích 1,5 ha gia đình tôi thu được gần 9 tấn khoai tây. Sau khi trừ chi phí các loại do công ty ứng, tôi còn thu về được khoảng 30 triệu đồng. Vụ đông giờ đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình tôi”. Mô hình liên kết này vừa mở ra cơ hội để người nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, yên tâm sản xuất không phải lo cảnh “mất mùa, rớt giá”, đồng thời cũng giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu khoai tây phục vụ xuất khẩu.

 Thực tế hiện nay, trên cơ sở phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp, cùng với huyện Gia Bình, hình thức liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Ninh đã phát triển khá mạnh mẽ, nhất là ở các huyện Yên Phong, Lương Tài, Quế Võ. Điển hình như các cấp Hội Nông dân  huyện Yên Phong đã tích cực phối hợp với nhiều công ty, doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Samsung Electronic, Orion Việt Nam, Foseca… trong thu mua, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thủy sản, trứng, thịt gia cầm… của hội viên nông dân. Chỉ tính riêng trong năm 2014, giá trị thu mua nông sản của các doanh nghiệp, đơn vị này đã lên tới hàng tỷ đồng, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Theo hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 47696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 347326

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60669283