16:15 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ nấm bào ngư xám

Thứ sáu - 13/10/2017 10:48
Nấm bào ngư xám là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều chất đạm, đường, bột, vitamin, khoáng chất…, nên được các bà nội trợ tin dùng.
 

Điều đó đã giúp nhiều nông dân chọn sản xuất đầu tư mô hình trồng nấm bào ngư xám và có nhiều hộ đạt hiệu quả cao, như hộ anh Đặng Xuân Hương (ảnh, cư ngụ tại số 80/1 đường Ngô Chí Quốc, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM).

Gia đình anh bắt đầu trồng nấm từ năm 2015 đến nay, sau khi được học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất từ các lớp tập huấn và tham quan thực tế từ các cơ sở trồng nấm trên địa bàn (do Hội Nông dân quận, phường tổ chức). Cộng thêm được Trạm Khuyến nông quận 9 – Thủ Đức tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất, anh Hương mạnh dạn quyết định mở rộng đầu tư mô hình trồng nấm bào ngư xám.

Theo anh, vốn đầu tư ban đầu cho mô hình khá cao, nhưng bù lại nấm bào ngư xám cho thu hoạch liên tục trong vòng 4 tháng. Từ khi trồng đến thu hoạch mất 70 ngày, cứ 10 ngày nấm cho thu hoạch một lần, nhưng điều đặc biệt là nông dân có thể điều chỉnh được sự sinh trưởng của nấm theo ý mình. Bởi vậy, từ 1.000 phôi nấm khi mới tham gia mô hình sản xuất, đến nay anh Hương đã có 20.000 phôi nấm. Với giá bán từ 30.000 – 35.000 đồng/kg, mỗi ngày anh Hương thu vào khoảng 1 triệu đồng, giúp gia đình có nguồn thu nhập khá cao. Không dừng lại ở đó, gia đình anh còn tổ chức cho nông dân tham gia liên kết sản xuất, theo phương thức anh Hương cung cấp, phối giống, hướng dẫn kỹ thuật và mua sản phẩm nấm. Với cách làm này, người trồng sẽ an tâm sản xuất, ổn định kinh tế.

Anh Hương kể, thời gian đầu sản xuất, chưa có kinh nghiệm, nên sau mỗi đợt thu hoạch nấm có chục ngàn phôi nấm bị loại bỏ vì không đạt chất lượng, điều này dễ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. “Để khắc phục, tôi tìm tòi nghiên cứu biến nguồn phôi nấm bị loại sau thu hoạch thành phân bón cho cây trồng. Hiện thử nghiệm của tôi đã thành công và mang về nguồn thu nhập đáng kể. Đặc biệt là xử lý dứt điểm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do việc thải bỏ phôi nấm đã qua thời kỳ thu hoạch. Đây cũng là một trong những cách giải quyết bài toán khó trong sản xuất nông nghiệp, mà tôi đã thực hiện với sự hỗ trợ của cơ quan khuyến nông và hội nông dân các cấp. Tôi mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương để phát triển, nhân rộng mô hình đến với bà con nông dân, tạo điều kiện cho nông dân có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình”.

Trúc Vi/ Làng Mới


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1026405

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65012349