16:33 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu

Chủ nhật - 25/09/2016 10:55
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang trở thành mối lo chung và là thách thức lớn của nhân loại hiện nay. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua, cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng đã tích cực nghiên cứu, nhân rộng nhiều mô hình thích ứng với BĐKH phù hợp với đặc thù từng vùng, miền; qua đó góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sống, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững.

 

 Việc nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp
Việc nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp

Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng đang chịu tác động nặng nề của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, bão lũ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT-XH cũng như cuộc sống của nhân dân.

Theo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An, hàng năm, có gần 1.900 ha rừng trồng ở vùng miền núi trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do hạn hán; trung bình mỗi năm có từ 15 - 25 vụ cháy rừng lớn nhỏ, trên 2.500 nhà cửa bị đổ sập, tốc mái do lốc xoáy, hàng trăm công trình cơ sở hạ tầng nhà cửa, giao thông, dịch vụ bị hư hỏng do sạt lở đất. Ước tính mỗi năm, các huyện miền núi thiệt hại hàng trăm tỉ đồng do thiên tai gây ra.

Những năm gần đây, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình thích ứng với BĐKH có tính sáng tạo cao được triển khai, nhân rộng và phát huy hiệu quả toàn diện; tập trung vào 2 loại mô hình: Mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và mô hình tạo sinh kế thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng.

Về mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái, có thể kể đến mô hình dựa trên sáng kiến chống mất rừng và suy thoái rừng. Theo đó, tỉnh ta đã thực hiện có hiệu quả mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhằm chia sẻ lợi ích giữa các đối tượng được hưởng lợi từ rừng và sống dựa vào rừng.

Đơn cử như tại huyện Quế Phong, việc chi trả phí dịch vụ môi trường rừng để Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chi trả cho người trông coi, bảo vệ rừng của Công ty Thủy điện Hủa Na đã góp phần điều tiết nguồn nước, bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình trồng trọt, sản xuất thích ứng với BĐKH phù hợp với đặc thù của từng địa phương cũng được triển khai trên diện rộng, trong đó có mô hình chọn tạo giống cây trồng có khả năng chống chịu với sâu bệnh, đất nhiễm mặn… Đơn cử như giống ngô biến đổi gen được đưa vào trồng quy mô lớn tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương. Không chỉ cho năng suất cao hơn các giống ngô truyền thống, giống ngô này còn chống được các loại sâu bệnh, nhất là sâu đục thân và có khả năng chịu hạn tốt trong thời tiết nắng nóng.

Thời gian qua, để giảm thiểu rủi ro do BĐKH, tỉnh ta đặc biệt chú trọng đến công tác chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng; đưa vào sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng với BĐKH như: Trồng chè shan tuyết phù hợp với khí hậu lạnh ở 2 xã Huồi Tụ, Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, trồng mét dọc sông Lam ở các huyện Con Cuông, Tương Dương…

Ngoài các mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái, những mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng bước đầu cũng đã mang lại những thành công nhất định. Đơn cử như mô hình bảo hiểm, tín dụng vi mô là sáng kiến về bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ theo Quyết định số 315 với mục đích hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh do BĐKH gây ra, góp phần đảm bảo ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Từ khi triển khai chương trình thí điểm trên địa bàn tỉnh, tuy còn bộc lộ một số hạn chế nhưng nhìn chung, bảo hiểm nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân. Việc chi trả, bồi thường kịp thời cũng tạo điều kiện phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống cho người dân sau rủi ro, dịch bệnh.

Với đặc thù địa bàn rộng, chịu tác động mạnh của BĐKH, trong khi cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thời gian qua, việc nghiên cứu và nhân rộng có hiệu quả các mô hình thích ứng với BĐKH đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn mang lại giá trị xuất khẩu cao, hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Theo Báo Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1150184

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71377499