Trong vài năm trở lại đây, việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam còn được gọi là VietGap đã và đang trở thành hướng đi mới cho người nông dân tại nhiều địa phương trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2015, mô hình này cũng bắt đầu được áp dụng trên sản phẩm nhãn lồng và mang lại những hiệu quả cao trên mảnh đất Hưng Yên vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm nông sản này.
Từ khi trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap, gia đình ông Nguyễn Văn Thầm đã hình thành thói quen ghi chép chi tiết, đầy đủ việc bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu vào cuốn sổ theo dõi này. Trong đó, luôn đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.
Ông Nguyễn Văn Thầm - Thôn An Cảnh, xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết, làm theo quy trình VietGap thì phải có sổ ghi chép tức là ta bón phân ngày nào loại gì thế rồi thuốc sâu loại gì, ngày nào, trước hết phải ghi chép vào sổ khi ta nhập vào kho. Rồi thì mua phải có địa chỉ rõ ràng của cơ sở bán thuốc.
Hiện nay, riêng trên địa bàn xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu đã có hơn 100ha nhãn được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó khoảng 12ha đã chính thức được công nhận đạt chuẩn. Điều này cho thấy sự chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc thay đổi phương thức sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Và chỉ sau một năm áp dụng mô hình, hiệu quả đem lại đã rõ rệt.
Ông Nguyễn Văn Thầm - Thôn An Cảnh, xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chia sẻ, công mình bỏ ra khi sản xuất theo VietGap thì nó cũng không cao hơn sản xuất theo bình thường và mẫu mã thì nó đẹp hơn, quả to đẹp hơn so với sản xuất bình thường, nó an toàn hơn. Làm theo VietGap từ quả cho đến chất lượng dến năng suất là đều hơn hẳn bình thường.
Theo ông Nguyễn Thanh Oai - Chủ tịch UBND Xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, tuy rằng làm VietGap nó rất khó khăn những hiệu quả nó mang lại cho bà con rất là rõ rệt. Kể cả là chưa xuất khẩu được thì thị trường người ta cũng rất là chấp nhận, ưa thích cái nhãn làm theo tiêu chuẩn, quy trình VietGap.
Năm 2015, tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch 2 vùng sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGap và được cấp mã số xuất khẩu sang Mỹ với diện tích hơn 20ha tại xã Hồng Nam - thành phố Hưng Yên và xã Hàm Tử - huyện Khoái Châu. Để phát triển hướng sản xuất bền vững này, hiện nay, chính quyền địa phương đang tích cực tuyên truyền và hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ dân.
Ông Nguyễn Văn Đạt - Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho hay, chúng tôi thường xuyên tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn bà con thường xuyên, trực tiếp các cơ quan chuyên môn hướng dẫn. Về việc giám sát thì các tổ , các hộ theo dõi sát, chấm chéo nhau để đảm bảo việc sản xuất theo quy trình.
Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn giúp khẳng định thêm thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên vốn đã tồn tại nhiều năm nay. Đây cũng được xem là chìa khóa giúp nhãn lồng Hưng Yên mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường xuất khẩu khó tính.
Từ khi trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap, gia đình ông Nguyễn Văn Thầm đã hình thành thói quen ghi chép chi tiết, đầy đủ việc bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu vào cuốn sổ theo dõi này. Trong đó, luôn đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.
Ông Nguyễn Văn Thầm - Thôn An Cảnh, xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết, làm theo quy trình VietGap thì phải có sổ ghi chép tức là ta bón phân ngày nào loại gì thế rồi thuốc sâu loại gì, ngày nào, trước hết phải ghi chép vào sổ khi ta nhập vào kho. Rồi thì mua phải có địa chỉ rõ ràng của cơ sở bán thuốc.
Hiện nay, riêng trên địa bàn xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu đã có hơn 100ha nhãn được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó khoảng 12ha đã chính thức được công nhận đạt chuẩn. Điều này cho thấy sự chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc thay đổi phương thức sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Và chỉ sau một năm áp dụng mô hình, hiệu quả đem lại đã rõ rệt.
Ông Nguyễn Văn Thầm - Thôn An Cảnh, xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chia sẻ, công mình bỏ ra khi sản xuất theo VietGap thì nó cũng không cao hơn sản xuất theo bình thường và mẫu mã thì nó đẹp hơn, quả to đẹp hơn so với sản xuất bình thường, nó an toàn hơn. Làm theo VietGap từ quả cho đến chất lượng dến năng suất là đều hơn hẳn bình thường.
Theo ông Nguyễn Thanh Oai - Chủ tịch UBND Xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, tuy rằng làm VietGap nó rất khó khăn những hiệu quả nó mang lại cho bà con rất là rõ rệt. Kể cả là chưa xuất khẩu được thì thị trường người ta cũng rất là chấp nhận, ưa thích cái nhãn làm theo tiêu chuẩn, quy trình VietGap.
Năm 2015, tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch 2 vùng sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGap và được cấp mã số xuất khẩu sang Mỹ với diện tích hơn 20ha tại xã Hồng Nam - thành phố Hưng Yên và xã Hàm Tử - huyện Khoái Châu. Để phát triển hướng sản xuất bền vững này, hiện nay, chính quyền địa phương đang tích cực tuyên truyền và hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ dân.
Ông Nguyễn Văn Đạt - Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho hay, chúng tôi thường xuyên tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn bà con thường xuyên, trực tiếp các cơ quan chuyên môn hướng dẫn. Về việc giám sát thì các tổ , các hộ theo dõi sát, chấm chéo nhau để đảm bảo việc sản xuất theo quy trình.
Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn giúp khẳng định thêm thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên vốn đã tồn tại nhiều năm nay. Đây cũng được xem là chìa khóa giúp nhãn lồng Hưng Yên mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường xuất khẩu khó tính.
Theo ANTV