20:51 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hỗ trợ 100% giá trị hải sản nhiễm độc: Chủ kho cấp đông trút được nỗi lo

Thứ hai - 28/11/2016 19:41
Sau một thời gian khá dài ngóng đợi, những ngày gần đây, các chủ kho cấp đông trên địa bàn Hà Tĩnh như trút được một phần nỗi lo khi thông tin về hải sản nhiễm độc được hỗ trợ 100% giá trị. Tuy tiền chưa đến tay, hàng vẫn nằm đó nhưng đã phần nào giúp bà con bình tâm suy tính chuyện làm ăn sau một thời gian khá dài ngưng trệ…

Hà Tĩnh có 320 tấn hải sản nhiễm độc

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh - Phan Văn Hùng cho biết: Qua giám sát, Hà Tĩnh có gần 1.800 tấn hải sản tồn kho tại 39 cơ sở đông lạnh (1.427 tấn hải sản tươi, 339 tấn hải sản khô). Hiện đã phân tích 100% số hải sản tươi, trong đó, phát hiện 320 tấn không đảm bảo an toàn. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng niêm phong số lượng hải sản bị nhiễm độc tồn kho, yêu cầu chủ kho đông ký vào bản cam kết không tiêu thụ ra ngoài và đang đợi phương án tiêu hủy của các đơn vị liên quan”.

ho tro 100 gia tri hai san nhiem doc chu kho cap dong trut duoc noi lo

70 tấn hải sản nhiễm độc của cơ sở đông lạnh Toàn Tứ (Thạch Kim - Lộc Hà) đang được niêm phong trong kho.

Được biết, số hải sản nói trên nằm trong kho của các cơ sở đông lạnh ở huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên và TX Kỳ Anh. Các loại cá bị nhiễm độc đang được niêm phong chủ yếu sống ở tầng đáy biển, ngoài ra, còn có một số hải sản khác như tôm, mực. Theo kết quả phân tích, phần lớn hải sản không an toàn có hàm lượng cadimi vượt ngưỡng, còn lại nhiễm phenol, được người dân thu mua từ vùng biển Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Thời gian qua, do người dân không đồng ý với mức hỗ trợ 70% theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ nên công tác đền bù, tiêu hủy chưa được thực hiện. Tại buổi gặp giữa đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm trưởng đoàn với người dân huyện Lộc Hà vào cuối tháng 10/2016, ông Nguyễn Hồng Phượng – chủ cơ sở đông lạnh ở Thạch Kim cho biết: “Lộc Hà có 90% kho đông trong toàn tỉnh, góp phần rất lớn trong thu mua thủy hải sản, tạo việc làm cho người dân. Hiện nay, các kho đông của địa phương lại “ôm” 92% lượng hàng tồn kho toàn tỉnh. Nhiều cơ sở thiệt hại hàng tỷ đồng. Với mức hỗ trợ 70% đối với hàng nhiễm độc, chúng tôi không đồng tình. Do vậy, rất mong Chính phủ xem xét hỗ trợ 100% giá trị đối với các lô hàng bị nhiễm độc”.

Thở phào khi được hỗ trợ 100%

Công văn số 373/TB-VPCP ngày 16/11/2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường nêu rõ: Đối với các lô hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm: đồng ý nguyên tắc hỗ trợ 100% giá trị lô hàng, 100% tiền điện, 100% lãi suất; đối với lô hàng đảm bảo an toàn thực phẩm đồng ý nguyên tắc mua, tạm trữ được hỗ trợ 30% giá trị lô hàng, 100% tiền điện, 100% lãi suất. Như vậy, 4 tỉnh sẽ có khoảng trên 5.000 tấn hải sản được tính giá trị để bồi thường, hỗ trợ. Trong đó, riêng 966 tấn thủy sản bị nhiễm độc không đảm bảo an toàn thực phẩm buộc tiêu hủy được bồi thường 100% giá trị.

Khi nhận được thông tin này, nhiều chủ kho đông hiện đang “ôm” hàng thủy sản nhiễm độc thở phào nhẹ nhõm. Chị Trần Thị Tứ - chủ cơ sở đông lạnh Toàn Tứ (Lộc Hà) vui mừng cho biết: “Cơ sở của tôi hiện có 70 tấn thủy sản nhiễm độc đang được các đơn vị chức năng niêm phong tại kho đông nhiều tháng nay. Nay Chính phủ ra quyết định hợp lòng dân, chúng tôi vô cùng phấn khởi. Ước tính số tiền bỏ vào đấy gần 2,5 tỷ đồng, tôi cũng mong nhanh chóng được giải quyết để vừa lấy diện tích trữ hàng mới, vừa có tiền giải quyết nợ nần nhiều tháng nay”.

Cùng chung niềm vui, chị Dương Thị Tạo - chủ cơ sở đông lạnh Hội Tạo (cụm công nghiệp Thạch Kim) cho hay: “Hiện tại, cơ sở có 9 tấn hải sản nhiễm độc được niêm phong và 18 tấn quá hạn sử dụng. Ngoài chi phí mua vào, hiện nay, mỗi ngày, cũng phải chạy điện vận hành kho rất tốn kém nên mong các cấp, ngành nhanh chóng giải quyết tiêu hủy để cơ sở sớm vực dậy”.

Hiện nay, các chủ kho đông đang rất nóng lòng được các đơn vị chức năng gấp rút đưa các lô hàng nhiễm độc đi tiêu hủy. “Có thể chúng tôi chưa cần nhận tiền trước mà chỉ cần kiểm đếm, hoàn thiện hồ sơ, các đơn vị đưa hàng bị nhiễm độc đi tiêu hủy để có diện tích kho cũng như giảm được tiền bảo quản” – chị Trần Thị Tứ cho biết thêm.

Được biết, hiện nay, Bộ TN&MT đã có hướng dẫn 4 tỉnh miền Trung thực hiện quy trình tiêu hủy hải sản nhiễm độc đảm bảo theo quy định về bảo vệ môi trường, đồng thời yêu cầu các tỉnh lập kế hoạch cụ thể về việc tiêu hủy hải sản nhiễm độc (nêu rõ thời gian, địa điểm, đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển hải sản nhiễm độc đến nơi tiêu hủy...) và báo cáo kết quả việc tiêu hủy về bộ trước ngày 5/12/2016 nên nguyện vọng sớm được tiêu hủy hải sản nhiễm độc của bà con sẽ nhanh chóng được triển khai.

Theo Thành Chung/Báo hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 306

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 305


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 394524

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73441495