02:43 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo về nông, lâm, ngư nghiệp

Thứ sáu - 15/12/2017 04:30
Từ ngày 27/11/2017, Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT đã chính thức có hiệu lực. Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Khắc phục hạn chế, nhân rộng cách làm hay

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2011 đến nay, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Thanh Hóa đã và đang xây dựng, thực hiện được 339 dự án phát triển sản xuất, trong đó giai đoạn 2011 - 2016 đã xây dựng và thực hiện được 296 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và 19 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo; năm 2017 dự kiến thực hiện 45 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, 18 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

09-20-21_gim_ngheo
Thông tư của Bộ NN-PTNT được kỳ vọng sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

Ngoài ra đã hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề tại các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn cho trên 160.000 lượt hộ với tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 - 2017 khoảng 451 tỷ 729 triệu đồng.

Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo bước đầu đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện và động lực để hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất và đã giúp trên 40.000 hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và trên 10.000 hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2017 vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện Chương trình vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như cơ chế điều phối cũng như phối hợp giữa các đơn vị liên quan còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó các chương trình nhỏ hơn còn có sự chồng chéo, nhiều chính sách vẫn hỗ trợ trực tiếp nên chưa tạo được ý thức chủ động của các cấp và người dân, phát sinh tư tưởng ỷ lại của các cấp và của bản thân người nghèo, tồn tại tình trạng phổ biến nhiều địa phương và người dân muốn vào danh sách đối tượng nghèo để nhận được trợ giúp.

Không những thế, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi. Nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn cao, cá biệt còn trên 50%. Số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả tỉnh, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân trong tỉnh.

Sau khi có Quyết định 1722 của Chính phủ phê duyệt chương trình MTQG Giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 và Thông tư 18 của Bộ NN-PTNT hướng dẫn thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá những kết quả đạt được về những mô hình thành công, hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo cũng như những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện các mô hình giảm nghèo từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2016.

Trên cơ sở đó, địa phương sẽ nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả cho giai đoạn 2017 - 2020 trên cơ sở khắc phục những hạn chế, yếu kém, vướng mắc của giai đoạn 2011 - 2016 và những quy định, hướng dẫn hiện hành, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đạt được mục tiêu giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững.  

Hỗ trợ mô hình giảm nghèo về nông, lâm, ngư, diêm nghiệp

Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT đã chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2017, hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

09-20-21_gim_ngheo1
 

Thông tư mới quy định các nhóm đối tượng áp dụng gồm người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo được tham gia dự án theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; nhóm hộ, cộng đồng dân cư;…

Phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo thực hiện theo dự án. Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua khoán, chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất để trồng rừng sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo thuộc tiểu dự án 3 (nằm trong Dự án 1, thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020), thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT.

Theo Thông tư, kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn cho hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là một phần trong kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo phải phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo về nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và ngành nghề, dịch vụ áp dụng theo định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành và phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô tính chất của từng dự án.

Đối tượng tham gia dự án được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, tập huấn kỹ thuật theo định mức kinh tế kỹ thuật đó.

Bộ NN-PTNT cho biết, hỗ trợ sản xuất là giải pháp quan trọng để giúp các hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập từ đó thoát nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2011 - 2015, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được thiết kế trong các chương trình giảm nghèo, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2014 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất cho các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a. Nhờ đó các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo được triển khai thực hiện thuận lợi, nhiều hộ nghèo đã tự phát triển sản xuất, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững.

Do các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo được quy định dàn trải ở nhiều văn bản khác nhau nên Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trong đó có các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo và giao cho Bộ NN-PTNT chủ trì, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện.

Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg được tích hợp thống nhất về nội dung hỗ trợ và cơ chế thực hiện, đòi hỏi có Thông tư hướng dẫn về trình tự nội dung và cách thức thực hiện. Vì thế, việc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg là cần thiết.
TÂN YÊN/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 35453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 524153

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73571124