20:17 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hỗ trợ nông dân khởi nghiệp

Thứ hai - 25/09/2017 09:20
Chương trình khởi nghiệp cho nông dân đang được các cấp, các ngành tích cực triển khai ở nhiều địa phương. Để mô hình khởi nghiệp thành công, nhiều ý kiến cho rằng, nông dân cần được hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nông sản, thực phẩm…

Người nông dân cần được hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật... để khởi nghiệp thành công. Ảnh: Nhật Nam

Sinh năm 1986 ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), thay vì lựa chọn công việc ở các khu, cụm công nghiệp, anh Nghiêm Xuân Hùng đã quyết định khởi nghiệp từ nông nghiệp với 2 con bò và một đôi lợn nái vào năm 2006. Khó khăn lớn nhất của anh Hùng khi ấy chính là kiến thức, khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 

Bài học từ năm 2009, khi trang trại xảy ra dịch bệnh làm 60 con lợn chết, lỗ hàng trăm triệu đồng đã khiến anh Hùng chú tâm hơn đến việc lĩnh hội kiến thức trong lĩnh vực này. Nhờ nắm vững kỹ thuật từ các lớp tập huấn, anh Hùng đã vượt qua khó khăn, nâng quy mô trang trại lên hơn 30 lợn nái và trên 300 lợn thịt. Từ chăn nuôi kết hợp với kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, anh Hùng đã có thu nhập từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

Một điển hình nông dân khởi nghiệp cũng được đánh giá cao là trường hợp anh Đào Huy Cương ở tổ 6, phường Quyết Tiến, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Tháng 7-2015, anh Cương bắt tay vào thực hiện mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo, với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, sản phẩm đã bị hỏng. Qua mỗi lần thất bại, tự rút kinh nghiệm và học tập từ nhiều nơi, sản phẩm đông trùng hạ thảo của anh Cương đạt chất lượng tốt, được thị trường đón nhận... 

Tương tự, anh Triệu Phúc Lý xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai chia sẻ: Trước đây gia đình trồng quế bán sản phẩm thô nên thu nhập thấp. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn sản xuất hữu cơ gắn với chế biến tinh dầu quế để xuất khẩu. Thành công của anh Lý bắt nguồn từ việc ứng dụng công nghệ vào khâu chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm.

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Để đồng hành với nông dân khởi nghiệp và giúp các mô hình thành công, các địa phương phải chú trọng xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, qua đó nâng cao giá trị gia tăng. Khi có thương hiệu, cần áp dụng khoa học kỹ thật để tạo thành sản phẩm hàng hóa, tiếp cận thị trường theo hướng đa dạng mẫu mã, chủng loại.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cho rằng: Khởi nghiệp đã khó nhưng khởi nghiệp trong nông nghiệp còn khó hơn vì đây là lĩnh vực đầy rủi ro, cần đầu tư lâu dài. Nông dân muốn khởi nghiệp phải được hỗ trợ đầy đủ các yếu tố về đất đai, vốn, nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ cao, cơ sở hạ tầng đi kèm.

Việc khởi nghiệp trong nông nghiệp không đơn giản chỉ là tìm kế làm giàu mà sâu xa hơn là đặt nền tảng xây dựng một đội ngũ doanh nhân, chủ sản xuất có tầm, nhằm xây dựng các sản phẩm thế mạnh, mũi nhọn tại địa phương... Thời gian tới, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát các chính sách liên quan để "đỡ đầu", hỗ trợ trực tiếp ít nhất 20 mô hình khởi nghiệp điểm ở các địa phương, qua đó rút kinh nghiệm và làm cơ sở nhân rộng.

Tác giả bài viết: Sơn Tùng

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 219

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 133146

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60455103