23:58 EST Thứ ba, 14/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hội viên nông dân làm giàu từ hai bàn tay trắng

Thứ tư - 11/03/2015 03:54
Ông Bùi Văn Đủi sinh ra và lớn lên ở xóm Mè – xã Bình Chân - huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), nơi cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Đồng bào chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nhưng đất đai của vùng lại khô cằn, không thích hợp cho việc trồng cây lúa, cây ngô. Tuy nhiên, gia đình ông Đủi đã vượt qua mọi khó khăn dám nghĩ, dám làm và gây dựng lên trang trại vườn rừng đạt doanh thu hàng trăm triệu mỗi năm. Ông còn là một trong những tấm gương tiêu biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ 2.

 

Một góc trang trại nuôi lợn của gia đình ông Đủi

Một góc trang trại nuôi lợn của gia đình ông Đủi

 

Vào cuối những năm 1990, huyện Lạc Sơn thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, tạo điều kiện cho bà con chăn nuôi và phát triển kinh tế đồi rừng. Lúc đó ông Đủi là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng xóm Mè đã mạnh dạn nhận thầu 7,5ha đất. Ông tâm sự: “ đời sống của người dân ở đây chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nhưng đất đai lại khô cằn không thích hợp cho việc cấy lúa, trông khoai…chỉ có đồi rừng là phù hợp để thoát nghèo. Ban đầu tôi nuôi 1 con lợn nái Lang hồng bằng nguồn vốn vay mượn và vốn có được từ trồng rừng tôi đầu tư vào nuôi lợn, gà thả rông”.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” vừa chăn nuôi vừa đầu tư, sau vài năm, ông Đủi đã có một trang trại lợn lên đến vài trăm con. Để đàn lợn không ra khỏi trang trại và cũng để dễ bề quản lý, gia đình ông đã đào hào xung quanh diện tích rộng 7,5ha và mua hàng nghìn tấm prô kết hợp với cây gỗ sẵn có trong rừng để dựng lên những hàng rào phân luồng cho đàn lợn đi ăn, không để cho chúng phá cây trồng.

Hiện đàn lợn của ông có khoảng 20 lợn nái và hơn 170 lợn con và lợn thương phẩm. Để đảm bảo nguồn thức ăn ngoài rau chuối và cám thì ông còn trồng thêm 3ha sắn để làm nguồn thức ăn cho chúng.

Điều đặc biệt và khác lạ so với các hộ nuôi khác trong xóm là lợn ông Đủi chỉ cần gõ mõ là tự động về ăn. Để “mục sở thị” điều ông nói, chúng tôi cùng ông rời khỏi căn nhà và tiến về phía trang trại đồi rừng. Thật bất ngờ, khi ông Đủi cầm cái mõ bằng bương và gõ vài tiếng và theo tập tính thói quen mà ông vẫn thường làm suốt bao năm nuôi, từng con lợn nghe tiếng từ những bạt rừng xa, gần đua nhau chạy về nơi chủ gọi. Thoáng chốc trước mắt hàng trăm con lợn hau háu đòi ăn, kêu la inh ỏi.

Ngoài chăn nuôi lợn, ông Đủi hàng năm còn nuôi khoảng 100 - 200 con gà, và còn kết hợp trồng gần 1 ha cây keo, 400 gốc tre, bương, luồng cùng với diện tích rừng tái sinh. Theo ông Đủi cho biết nhiều khách hàng đã biết đến với gia đình như một địa chỉ tin cậy. Hiện nay, ông không chỉ cung cấp lợn thịt mà còn cung cấp cả lợn giống bố mẹ cho các hộ chăn nuôi theo hình thức thả rông. Ưu điểm của lợn thả rông là kháng bệnh tốt, lợn chạy nhiều thịt săn chắc, thơm ngon.

Sau nhiều năm vận lộn khó khăn, đến nay, trang trại của ông đã đi vào ổn định, bước đầu cho thấy tiềm năng thu nhập lớn. Năm 2013, giá trị đàn lợn nuôi theo cách thả rông cho thu nhập 150 triệu đồng. Năm 2014 thu nhập gần 200 triệu. Không chỉ làm kinh tế giỏi ông Bùi Văn Đủi còn là một Đảng viên, một Bí thư chi bộ, một Cựu chiến binh tiên phong, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế. Ông là tấm gương sáng để các hộ dân trong và ngoài xã đáng để học tập./.

Theo hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 435

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 432


Hôm nayHôm nay : 170816

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 789633

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73836604