05:05 EST Thứ ba, 14/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hợp tác công - tư để chuyển cà phê xuất khẩu từ “đóng bao” sang “đóng gói”

Chủ nhật - 17/12/2017 19:22
Để giải bài toán tăng trưởng bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm cà phê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi các DN tham gia hợp tác công- tư để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật canh tác mới, thay vì để họ trồng và thu hoạch theo các tập quán cũ, kém hiệu quả.
Hầu hết người trồng cà phê vẫn canh tác, thu hoạch theo tập quán cũ dẫn tới năng suất và chất lượng không cao. Ảnh: ST.

Khâu nào cũng yếu

Tại một hội thảo về phát triển ngành cà phê được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã khẳng định, tiềm năng phát triển của ngành cà phê Việt Nam còn rất lớn. Cụ thể, hiện nay thị trường thế giới về nước uống từ cà phê đạt 500 tỷ USD trong khi Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 3,4 tỷ USD. Song nếu chỉ trông chờ vào xuất khẩu cà phê nhân thì giá trị thu về khó có thể tăng lên được. Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng là một cơ hội lớn cho ngành cà phê, do đó cần phải đầu tư theo hướng phát triển giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng chỉ ra nhiều bất cập, tồn tại của ngành cà phê hiện nay. Đó là việc liên kết chuỗi, tổ chức áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật ở khâu sản xuất chưa tốt; diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh; việc lạm dụng đầu vào, các yếu tố vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… đặc biệt việc sử dụng tài nguyên chưa hợp lý. Những nguyên nhân này khiến cho giá thành sản xuất hạt cà phê Việt Nam luôn ở mức cao mà chất lượng của nguyên liệu hạt cà phê thành phẩm lại bị ảnh hưởng.

Ông Đoàn Xuân Hòa, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ ra rằng, hiện trong nước có 150 DN xuất khẩu cùng hơn 3.000 đại lý tham gia thu mua cà phê, trong đó có 13 DN FDI, nhưng chỉ 1/3 số DN có nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu. Cùng với đó, các DN hầu hết đều mua cà phê nhân thông qua thương lái và đại lý thu mua để xuất khẩu, dẫn đến chất lượng cà phê xuất khẩu chưa cao. Đồng thời, các DN thiếu sự liên kết trong đàm phán về giá xuất khẩu cà phê, dẫn đến bị ép giá hoặc phá giá xuất khẩu. Năng lực quản trị của các DN chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê còn chưa chuyên nghiệp. Hầu hết DN xuất khẩu cà phê Việt Nam phải bán hàng thông qua các đầu mối và DN nước ngoài mà chưa tiếp cận trực tiếp với các nhà rang xay cà phê thế giới.

Qua khảo sát, phân tích số liệu của chuỗi giá trị cà phê hiện tại ở Việt Nam, ông Hòa cho hay, trong chuỗi giá trị từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến nhân xuất khẩu, giá trị gia tăng (GTGT) sản phẩm chủ yếu tập trung ở khâu sản xuất nông nghiệp chiếm gần 95%, khâu chế biến nhân chỉ chiếm xấp xỉ 4% và khâu thu gom (đại lý) chiếm trên 1%. Trong đó, dù GTGT của khâu sản xuất cao, song lợi nhuận người nông dân thu được đối với 1 ha chỉ khoảng 39,5 triệu đồng. Với quy mô hộ trồng cà phê chỉ ở mức 0,5 – 1 ha thì mức thu từ cà phê đối với hộ vẫn thấp. Để tăng thu nhập, ông Hòa cho rằng người trồng cà phê cần liên kết sản sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, tưới nước tiết kiệm và bón phân hợp lý nhằm cải thiện năng suất, hạ giá thành.

Cũng theo ông Hòa, khâu thu gom (đại lý) tuy GTGT thấp và lợi nhuận thu được trên đầu tấn chỉ khoảng 150.000 đồng, song do khối lượng lớn nên tổng giá trị lợi nhuận đối với hộ thu gom vẫn rất cao. Điều đáng lưu ý là ở khâu này thường không tuân thủ các yêu cầu về chất lượng (mua xô) và phát sinh không ít tiêu cực trong quá trình giao dịch mua bán (trốn thuế GTGT, xù nợ…). Do đó cần củng cố và chấn chỉnh khâu này tại các địa phương, mặt khác nếu làm tốt liên kết giữa DN chế biến với nông dân, thông qua các tổ chức kinh tế tập thể, thì sẽ giảm được chi phí trung gian cũng như những tiêu cực phát sinh từ khâu này.

Đặc biệt, để nâng cao GTGT nhất thiết phải cải thiện đáng kể khâu chế biến thông qua việc chế biến sâu sản phẩm, bao gồm cà phê rang xay, cà phê hòa tan và một số dạng cà phê chế biến sâu khác như: Cà phê viên nén, cà phê pha túi lọc, cà phê khử cafein… Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam Lương Văn Tự cũng chỉ ra rằng, nếu có thể tham gia vào mạng lưới phân phối các nước, giá trị cà phê Việt Nam sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan, giá trị có thể tăng gấp đôi so với xuất khẩu cà phê nhân.

Kêu gọi hợp tác công - tư

Để chuyển đổi cà phê từ “đóng bao” sang “đóng túi”, các chuyên gia cho rằng mô hình hợp tác công tư (PPP) là hướng đi hiệu quả và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Trên thực tế, những dự án PPP đang tiến hành đã mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm cà phê.

Điển hình là Dự án Nescafé Plan đã được Công ty Nestlé Việt Nam triển khai ở các tỉnh Tây Nguyên từ 2011. Mục tiêu của dự án là phát triển cánh tác cà phê bền vững, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đảm bảo môi trường canh tác bền vững với tầm nhìn 20-20-20 đến năm 2020 (tăng 20% năng suất – tăng 20% thu nhập – giảm 20% khí thải nhà kính). Qua 7 năm triển khai, dự án đã phân phối trên 20 triệu cây giống năng suất cao, kháng bệnh nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân tái canh trên 20.000 ha diện tích cây cà phê già cỗi. Đồng thời tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 200.000 nông dân. Qua đó giúp 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C. Với kỹ thuật Nescafé Plan, thu nhập của người nông dân tăng thêm 30%, đồng thời tiết kiệm được 40% lượng nước tưới và giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục được mở rộng hơn nữa nhằm đẩy nhanh hoạt động tái canh cây cà phê cũng như hoạt động đào tạo nông dân. 

Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể, dự án của Nestlé Việt Nam chỉ mới chỉ chiếm chưa tới 17% diện tích cà phê cần tái canh và những mô hình như Nescafé Plan cũng chưa nhiều. TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chính sách chiến lược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng dẫn chứng số liệu của một báo cáo về quy mô liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên cho thấy các mô hình liên kết hiện mới chỉ chiếm khoảng 20% số hộ trồng cà phê, 32% diện tích, và 42% sản lượng cà phê cả nước.

Như vậy, để ngành cà phê phát triển bền vững thì cần nhiều hơn các dự án liên kết, hợp tác. Do đó, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng, thời gian tới, sẽ có nhiều hơn các công ty có dự án hợp tác công - tư để hỗ trợ nông dân kỹ thuật canh tác mới nhằm tạo ra những sản phẩm có chứng chỉ để đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, đồng thời nâng cao giá trị của sản phẩm cà phê Việt Nam.

Nguyễn Hiền/ Báo Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 809


Hôm nayHôm nay : 115102

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 654400

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73701371