Tuy nhiên, thông tin tại buổi sơ kết công tác phối hợp cung ứng nông sản giữa các địa phương trong giai đoạn 2017-2019 cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, một số hợp đồng được ký kết trước đây giữa các đơn vị của 2 địa phương đến nay vẫn chưa được triển khai. Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cũng nêu thực tế, dù tỉnh đã triển khai việc hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhưng có rất ít hộ nông dân tham gia. Do vậy, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung mà phân bố rải rác trên địa bàn, gây khó khăn trong quản lý.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM, trong năm đầu thực hiện kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn giai đoạn 2017-2019, ban đã cấp chứng nhận cho 15 cơ sở sản xuất rau quả tại Lâm Đồng, 9 cơ sở tại Long An.
Trung bình năm vừa qua, các đơn vị này đã cung cấp hơn 30.000 tấn thực phẩm an toàn cho TPHCM, giải quyết được một phần nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch của người dân thành phố.
Trước các khó khăn ở các tỉnh trong chuỗi liên kết, bà Phong Lan cho biết TPHCM đang đẩy mạnh chương trình đưa nông sản an toàn vào bếp ăn tập thể, căn tin trường học, bệnh viện… “Lãnh đạo các tỉnh chủ động tuyên truyền, vận động đơn vị tham gia chuỗi cung ứng nông sản an toàn. TPHCM sẽ đảm nhận công tác hậu kiểm kỹ càng chất lượng sản phẩm được cung ứng và có phản hồi”, bà Phong Lan đề xuất.
Tác giả bài viết: KIM HUYỀN
Nguồn tin: www.sggp.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn