02:03 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hợp tác cung ứng nông sản an toàn

Thứ bảy - 13/10/2018 04:40
Để giải quyết đầu ra cho nông sản và vấn đề thực phẩm kém chất lượng bày bán trên thị trường, TPHCM đã thực hiện liên kết cung ứng nông sản an toàn với các tỉnh Lâm Đồng và Long An.

Tuy nhiên, thông tin tại buổi sơ kết công tác phối hợp cung ứng nông sản giữa các địa phương trong giai đoạn 2017-2019 cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn.

Hợp tác cung ứng nông sản an toàn ảnh 1Mô hình trồng rau sạch tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi
Bà Đinh Thị Phương Thanh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, chia sẻ: Tỉnh đã triển khai chủ trương liên kết chuỗi cung ứng nông sản an toàn đến các cơ sở, đơn vị tham gia. Thống kê cho thấy, các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh chỉ bán được khoảng 30% sản lượng cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bếp ăn tập thể, nhà hàng; phần lớn sản lượng còn lại bán cho thương lái của các chợ như Bình Điền, Hóc Môn (TPHCM). Do thông qua các thương lái nên giá cả không ổn định, gây e ngại cho người trồng.

Bên cạnh đó, một số hợp đồng được ký kết trước đây giữa các đơn vị của 2 địa phương đến nay vẫn chưa được triển khai. Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cũng nêu thực tế, dù tỉnh đã triển khai việc hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhưng có rất ít hộ nông dân tham gia. Do vậy, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung mà phân bố rải rác trên địa bàn, gây khó khăn trong quản lý. 

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM, trong năm đầu thực hiện kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn giai đoạn 2017-2019, ban đã cấp chứng nhận cho 15 cơ sở sản xuất rau quả tại Lâm Đồng, 9 cơ sở tại Long An.

Trung bình năm vừa qua, các đơn vị này đã cung cấp hơn 30.000 tấn thực phẩm an toàn cho TPHCM, giải quyết được một phần nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch của người dân thành phố.

Trước các khó khăn ở các tỉnh trong chuỗi liên kết, bà Phong Lan cho biết TPHCM đang đẩy mạnh chương trình đưa nông sản an toàn vào bếp ăn tập thể, căn tin trường học, bệnh viện… “Lãnh đạo các tỉnh chủ động tuyên truyền, vận động đơn vị tham gia chuỗi cung ứng nông sản an toàn. TPHCM sẽ đảm nhận công tác hậu kiểm kỹ càng chất lượng sản phẩm được cung ứng và có phản hồi”, bà Phong Lan đề xuất. 

Đại diện các tỉnh cũng cam kết, trong năm 2019 tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi nông sản an toàn để cung cấp cho thị trường TPHCM; tăng cường khảo sát, đề xuất cơ sở, đơn vị mới đưa vào chuỗi cung ứng, tạo ra nguồn cung dồi dào, đảm bảo chất lượng. Cùng với đó, tỉnh Long An  đang nghiên cứu nuôi thử nghiệm để cung ứng sản phẩm thủy sản an toàn cho TPHCM. Nếu thành công sẽ thực hiện liên kết cung ứng thực phẩm này trong thời gian sớm nhất.

Tác giả bài viết: KIM HUYỀN

Nguồn tin: www.sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 228


Hôm nayHôm nay : 34162

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1167308

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60175631