05:29 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn người dân trồng rau an toàn

Thứ năm - 27/07/2017 03:41
Do lo ngại về chất lượng và độ an toàn của các loại rau được bày bán trên thị trường, nhiều gia đình đã cho đất vào các hộp xốp hoặc tận dụng các khoảng đất trống để trồng các loại rau, củ, như su hào, cà rốt, rau muống, bắp cải, súp lơ, xà lách, hoa thiên lý... và coi là "rau an toàn" hay "rau sạch".
Nông dân Hợp tác xã rau - quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) thu hoạch rau trong nhà lưới. Ảnh: THANH LÂM


Thực tế, những loại rau do các gia đình tự trồng, tuy không có dư lượng thuốc trừ sâu bệnh, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Rau có thể bị nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đạm ni-tơ-rat và các ký sinh trùng gây bệnh cho con người. Người dân thường trồng rau trong các hộp xốp, hoặc tận dụng khoảng trống ở mép đường, cạnh kênh mương thoát nước sinh hoạt của khu dân cư; dùng nước thải tại các cống rãnh để tưới cho rau; lấy nước thải, phân gia súc, gia cầm chưa ủ hoai mục để tưới và bón thúc... Nếu trồng rau theo cách như vậy, sản phẩm rau xanh mà các gia đình tự trồng không phải là rau an toàn.

Để các gia đình có những loại rau, củ tự trồng bảo đảm an toàn, các cơ quan chức năng cần thông qua phương tiện thông tin đại chúng hướng dẫn người dân tuân thủ Quy định số 04/2007/QĐ-BNN, ngày 19-1-2007 về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Theo đó, đất trồng rau an toàn phải không bị ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang; không nhiễm các hóa chất độc hại cho con người và môi trường. Chỉ được phép dùng phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục, tuyệt đối không được dùng phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác còn tươi...) để tưới hoặc bón cho rau quả; sử dụng hợp lý và cân đối giữa các loại phân hữu cơ và vô cơ. Số lượng phân bón (nhất là đạm vô cơ) phải dựa trên quy trình, quy định cho từng loại rau quả cụ thể.

Đối với rau ăn lá, phải kết thúc bón đạm trước khi thu hoạch tối thiểu 12 đến 15 ngày. Cần hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng của cây trồng. Nước tưới rau phải dùng các nguồn nước từ giếng khoan, nước từ các sông suối không bị ô nhiễm các hóa chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh; không được dùng nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu đông dân cư, nước ao tù đọng để tưới rau...


Tác giả bài viết: MINH QUANG

Nguồn tin: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 43938

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1662046

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63744268