18:25 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng đi giảm nghèo bền vững - Bài 2: Vươn lên từ nội lực

Thứ tư - 05/09/2018 06:41
Chỉ được hỗ trợ ban đầu về hướng đi, kỹ thuật và được định hướng về đầu ra cho sản phẩm nhiều người nghèo đã tự mình vươn lên thoát nghèo. Đáng ghi nhận không chỉ bản thân vươn lên thoát nghèo mà không ít người đã trở thành “chủ”, giám đốc tạo công ăn việc làm cho nhiều người nghèo khác.

Hướng đi giảm nghèo bền vững - Bài 2: Vươn lên từ nội lực

Mô hình nuôi gà đồi HTX Hương Nhượng đã giúp người dân xóm Bung có được cuộc sống ấm no.

Khởi nghiệp từ nuôi gà 

Nuôi gà không là việc mới với người dân nghèo nhưng khởi nghiệp từ nuôi gà nhỏ lẻ lại là câu chuyện không dễ. Thế nhưng với đặc thù 100% dân trong xóm đều thuộc hộ nghèo, trình độ thấp chị Quách Thị Hòa xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã chọn con đường khởi nghiệp từ mô hình nuôi gà đồi. Nuôi gà không phải việc mới đối với người dân xóm Bưng, nhưng trước đây, các hộ chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát nên tiêu thụ bấp bênh, tư thương ép giá. Bên cạnh đó việc kiểm soát giống, thức ăn do không có kỹ thuật nên xảy ra dịch bệnh, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. 

Trước thực tế đó, các hộ chăn nuôi trong xóm đã thành lập "nhóm sở thích” gồm 12 hội viên nông dân. Các hộ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nên chăn nuôi có bước phát triển khá. Sau một thời gian phát triển thành lập HTX, từ khi HTX được thành lập các thành viên trong nhóm đã được học về kỹ thuật chăn nuôi, nhờ đó năng suất gà tăng, quy mô ngày càng được mở rộng.

Chia sẻ về quá trình phát triển mô hình chị Quách Thị Hòa cho biết, thời gian đầu, có 7 hộ nuôi gà đồi khoảng 7.000 con, hộ nuôi nhiều 3.000 - 4.000 con/lứa, hộ nuôi ít từ 200 - 500 con/lứa. Những thành viên khác nuôi trâu, trồng rau an toàn, cây ăn quả có múi. Năm 2017, HTX được chọn tham gia dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ gà theo chuỗi giá trị thuộc chương trình xây dựng NTM. Dự án đã hỗ trợ HTX 8.000 con gà giống, hỗ trợ tập huấn chuyển giao KH-KT cho các hộ nuôi gà thương phẩm; hỗ trợ mua thuốc, vắc xin, bóng úm, khay ăn, bình uống nước và xây dựng điểm giết mổ, bảo quản gà, tổng kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng.

“Tôi thấy cái được rất lớn khi HTX được chọn tham gia dự án liên kết sản xuất là các hội viên không những có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi mà còn mua được con giống tốt, thức ăn với giá thành thấp do không phải thông qua trung gian vì có những đơn vị sẵn sàng cung ứng thức ăn cho HTX và chấp nhận thanh toán sau khi các hội viên bán sản phẩm. Nhờ vậy  dù mới thành lập, nhưng với chiến lược phát triển hiệu quả, năm 2017, doanh thu của HTX đạt 2,9 tỷ đồng, lợi nhuận 600 triệu đồng. Hiện tại, HTX duy trì hai mảng sản xuất chính là chăn nuôi và trồng trọt” – Chị Hòa chia sẻ.

Những cách làm sáng tạo

Khởi nghiệp thành công từ nuôi gà đơn lẻ của chị Quách Thị Hòa không còn là câu chuyện hiếm về vượt khó vươn lên thoát nghèo hiện nay. Tại nhiều địa phương rất nhiều cách làm sáng tạo, những mô hình  vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình. Tại Bắc Giang để khơi gợi ý chí thoát nghèo của người dân, phong trào viết đơn thoát nghèo đã được triển khai. Theo thống kê của Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang phong trào viết đơn tự nguyện thoát nghèo đã thực sự lan tỏa và là tấm gương sáng về tự lực vươn lên giảm nghèo trong nhân dân. Theo thống kê sơ bộ đến cuối năm 2017 số hộ đăng ký thoát nghèo ở các huyện đều tăng như: Lạng Giang (191 hộ); Lục Nam (145 hộ); Sơn Động (136)…

Cùng với phong trào viết đơn tự nguyện thoát nghèo Bắc Giang cũng triển khai nhiều giải pháp như phong trào “Mỗi chi hội giúp một hộ thoát nghèo” của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; chương trình giúp người nghèo giống cam, bưởi, gà, bò ở huyện Yên Thế, Việt Yên; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hộ nghèo của huyện Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng... 

Mỗi cách làm, một chương trình đều đem lại hiệu quả. Đáng mừng là phần lớn người dân không còn ỷ lại vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. "Đa số hộ nghèo đều hiểu rõ để vượt qua khó khăn, bản thân họ phải nỗ lực, phấn đấu; sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng chỉ có tác dụng như “đòn bẩy". Nhờ đó năm 2017 toàn tỉnh có hơn 42,8 nghìn hộ nghèo, chiếm 9,55%. giảm hơn 8,9 nghìn hộ so với năm 2016, tương đương 2,17%. Đáng chú ý cả 10 huyện, thành phố tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đều giảm so với năm trước. Một số địa phương giảm nhiều gồm: Sơn Động giảm 5%, Lục Nam 3,81%, Yên Thế 3,22%, Lục Ngạn 3,18%.

Nam Trà My, Quảng Nam là một huyện khó khăn khi có tới 97% dân số là đồng bào DTTS. Chính vì vậy cùng với chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, tỉnh từ đầu năm 2015, huyện Nam Trà My triển khai cuộc vận động “3 công chức, lao động giúp một hộ thoát nghèo”. 

Cuộc vận động được xem như “cú hích” tạo lên những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo ở Nam Trà My trong 3 năm trở lại đây. Nhờ có cuộc vận động này, các hộ nghèo không còn loay hoay với việc làm sao để thoát nghèo cũng như làm sao sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ hiệu quả. Việc triển khai cuộc vận động ở mỗi cơ quan, đơn vị đều có cách làm khác nhau. Nhưng chung nhất vẫn là giúp đỡ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản của người dân. Nhờ đó ngay trong năm đầu triển khai có gần 400 hộ ở 10 xã đăng ký thoát nghèo và có 150 hộ cận nghèo đăng ký thoát nghèo vượt trên chuẩn cận nghèo. Với những thành công đem lại từ cuộc vận động, năm 2018, huyện Nam Trà My đặt ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7-8% trên toàn huyện và đã có 244 hộ đăng ký thoát nghèo trong đợt I.

 

Tác giả bài viết: Lê Bảo

Nguồn tin: daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 391

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 390


Hôm nayHôm nay : 46999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 237121

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70464436