Hội ND huyện đã đề xuất với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đưa nội dung phong trào vào nội dung Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIII với Chương trình “Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo xây dựng nông thôn mới gắn với sắp xếp ổn định dân cư”.
Để thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, hàng năm HĐND, UBND huyện đã cụ thể hóa các nội dung thực hiện vào việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; chỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đại trà cho giá trị kinh tế cao, kết hợp với tín chấp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Nhờ đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc và tuyên truyền vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hóa, đại trà, tập trung vào các loại cây chủ lực, cho kinh tế cao.
Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả, điển hình như: Các mô hình trồng chuối, dứa, quýt, chè, mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi, mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi… được phát triển rộng khắp từ các xã thuận lợi đến các xã vùng cao khó khăn như: Cao Sơn, Tả Thàng, La Pan Tẩn… giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, năm 2019 ước đạt 56 triệu đồng/ha và tạo điều kiện cho bà con nông dân vươn lên làm giàu.
Phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; thôn, tổ dân phố có “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” được phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện; số lượng hộ sản xuất kinh doanh giỏi hàng năm không ngừng tăng.
Điển hình như các hộ: Gia đình ông Thào Dìn, dân tộc Mông, thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu (7 khẩu) trồng dứa, chuối, tổng thu nhập 1.500 triệu/năm, thu nhập đầu người 17.857.000 đồng/người/tháng; hộ ông Chấu Seo Câu, dân tộc Mông, thôn Sín Chải A, xã Tả Ngải Chồ (5 khẩu) tổng thu nhập 1.300 triệu/năm, thu nhập bình quân 21.660.000 đồng/người/tháng; hộ bà Tải Thị Sơn, thôn Sín Lùng Chải B xã Lùng Khấu Nhin (6 khẩu), tổng thu nhập 810 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân 11.250.000đồng/người/tháng….
Các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện đã tạo việc làm cho trên 3.400 lao động nông thôn; hướng dẫn, giúp đỡ cho trên 1.800 hộ về kỹ thuật, cách thức làm ăn, cây, con giống; giúp đỡ 175 hộ thoát nghèo vươn lên trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Phong trào hộ nghèo vượt khó xuất hiện ngày càng nhiều với các mô hình sản xuất cho thu nhập cao, điển hình như: Hộ ông Nùng Tờ Xà - thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy (6 khẩu) thực hiện mô hình trồng trọt, chăn nuôi, tổng thu nhập 400 triệu/năm, thu nhập bình quân 5.550 đồng/người/tháng; hộ bà Hoàng Thị Bình - thôn Chúng Chải B thị trấn Mường Khương (5 khẩu), mô hình trang trại trồng quýt, tổng thu nhập 360 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân 5.900.000 đồng/người/tháng….
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã tác động tích cực tới phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, đưa phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện đạt 220/304 lượt tiêu chí, bằng 72,2% (tăng 85 lượt tiêu chí so với năm 2015) bình quân đạt 13,8 tiêu chí/xã. Đến nay trên địa bàn huyện có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Dù vẫn nằm trong danh sách huyện 30a nhưng những kết quả đạt được của Mường Khương trong việc thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, là minh chứng rõ nét nhất cho sự vượt khó, vươn lên của chính quyền và người dân vùng cao nơi dải đất biên cương.
Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành tìm đầu ra, định hướng cho nông dân sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường; liên doanh với Hợp tác xã, doanh nghiệp để sản xuất liên kết “6 nhà”, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Để thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, hàng năm HĐND, UBND huyện đã cụ thể hóa các nội dung thực hiện vào việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; chỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đại trà cho giá trị kinh tế cao, kết hợp với tín chấp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Nhờ đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc và tuyên truyền vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hóa, đại trà, tập trung vào các loại cây chủ lực, cho kinh tế cao.
Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả, điển hình như: Các mô hình trồng chuối, dứa, quýt, chè, mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi, mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi… được phát triển rộng khắp từ các xã thuận lợi đến các xã vùng cao khó khăn như: Cao Sơn, Tả Thàng, La Pan Tẩn… giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, năm 2019 ước đạt 56 triệu đồng/ha và tạo điều kiện cho bà con nông dân vươn lên làm giàu.
Phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; thôn, tổ dân phố có “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” được phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện; số lượng hộ sản xuất kinh doanh giỏi hàng năm không ngừng tăng.
Điển hình như các hộ: Gia đình ông Thào Dìn, dân tộc Mông, thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu (7 khẩu) trồng dứa, chuối, tổng thu nhập 1.500 triệu/năm, thu nhập đầu người 17.857.000 đồng/người/tháng; hộ ông Chấu Seo Câu, dân tộc Mông, thôn Sín Chải A, xã Tả Ngải Chồ (5 khẩu) tổng thu nhập 1.300 triệu/năm, thu nhập bình quân 21.660.000 đồng/người/tháng; hộ bà Tải Thị Sơn, thôn Sín Lùng Chải B xã Lùng Khấu Nhin (6 khẩu), tổng thu nhập 810 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân 11.250.000đồng/người/tháng….
Các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện đã tạo việc làm cho trên 3.400 lao động nông thôn; hướng dẫn, giúp đỡ cho trên 1.800 hộ về kỹ thuật, cách thức làm ăn, cây, con giống; giúp đỡ 175 hộ thoát nghèo vươn lên trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Phong trào hộ nghèo vượt khó xuất hiện ngày càng nhiều với các mô hình sản xuất cho thu nhập cao, điển hình như: Hộ ông Nùng Tờ Xà - thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy (6 khẩu) thực hiện mô hình trồng trọt, chăn nuôi, tổng thu nhập 400 triệu/năm, thu nhập bình quân 5.550 đồng/người/tháng; hộ bà Hoàng Thị Bình - thôn Chúng Chải B thị trấn Mường Khương (5 khẩu), mô hình trang trại trồng quýt, tổng thu nhập 360 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân 5.900.000 đồng/người/tháng….
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã tác động tích cực tới phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, đưa phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện đạt 220/304 lượt tiêu chí, bằng 72,2% (tăng 85 lượt tiêu chí so với năm 2015) bình quân đạt 13,8 tiêu chí/xã. Đến nay trên địa bàn huyện có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Dù vẫn nằm trong danh sách huyện 30a nhưng những kết quả đạt được của Mường Khương trong việc thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, là minh chứng rõ nét nhất cho sự vượt khó, vươn lên của chính quyền và người dân vùng cao nơi dải đất biên cương.
Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành tìm đầu ra, định hướng cho nông dân sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường; liên doanh với Hợp tác xã, doanh nghiệp để sản xuất liên kết “6 nhà”, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn.