07:36 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kế hoạch ngành thủy sản năm 2017: “Đánh thức” các đặc sản vùng, miền

Thứ bảy - 28/01/2017 11:02
“Ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng luôn có nhiều thách thức, thứ nhất là biến đổi khí hậu, thiên tai; thứ hai là dịch bệnh; thứ ba là thị trường. Với kinh nghiệm của ngành thủy sản trong 2016 và những năm trước đó, chúng tôi thấy rằng ngành thủy sản hoàn toàn có thể vượt qua được và biến nguy cơ, thách thức thành thuận lợi”.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo NTNN.

Tôm nước lợ, cá tra dẫn đầu

 ke hoach nganh thuy san nam 2017: “danh thuc” cac dac san vung, mien hinh anh 1

Năm 2017 ngành thủy sản sẽ tiếp tục tập trung khai thác sản phẩm tôm nước lợ, đây là lợi thế vẫn còn có dư địa để khai thác mở rộng. Ảnh: T.L

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ T.Ư đến địa phương, cộng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, dư lượng hóa chất kháng sinh, đặc biệt là kiểm soát tốt con giống, áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể tăng sản lượng. 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT
Vũ Văn Tám 

 

Với cách vượt qua khó khăn đầy ấn tượng trong năm 2016, ngành thủy sản đã rút ra được bài học gì để có những giải pháp tốt nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành trong năm 2017, thưa Thứ trưởng?

- 2016 là năm có rất nhiều khó khăn đối với ngành thủy sản như hạn mặn diễn ra trên diện rộng, sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh ven biển miền Trung..., tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn ngành, chúng ta vẫn đạt được những thành quả đáng khích lệ.

Điều quan trọng không phải là thành công về sản lượng hay sản xuất trong các lĩnh vực thủy sản, mà cái chính là rút kinh nghiệm từ chỉ đạo điều hành. Chúng ta đã biến những khó khăn thách thức thành những thuận lợi, cũng như biết phát huy những lợi thế của ngành thủy sản để vươn lên.

Năm 2017, ngành thủy sản sẽ tiếp tục tập trung khai thác những lợi thế của lĩnh vực nuôi trồng để phát triển mạnh hơn nữa, cụ thể là sản phẩm tôm nước lợ - lĩnh vực vẫn còn dư địa để khai thác tiếp. Hiện nay với 700.000ha tôm nuôi nước lợ, chúng ta mới chỉ có 95.000ha tôm công nghiệp, còn lại là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến nên năng suất bình quân còn thấp. Nếu làm tốt, chúng ta có thể nâng cao hơn nữa năng suất tôm nuôi trên 1 đơn vị diện tích, ít nhất mỗi ha có thể tăng từ 300 - 500kg.

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ T.Ư đến địa phương, cộng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, dư lượng hóa chất kháng sinh, đặc biệt là kiểm soát tốt con giống, áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể tăng sản lượng.

Bên cạnh con tôm, cá tra cũng là mặt hàng có nhiều tiềm năng, nhưng thời gian qua phát triển rất bấp bênh. Ông có thể cho biết ngành thủy sản sẽ làm gì để đưa con cá tra trở lại thời hoàng kim?

- Về cá tra, cần tập trung thực hiện nghị định sửa đổi Nghị định 36 để tạo hành lang pháp lý, kết hợp xử lý tốt vấn đề rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu. Về lâu dài, ngành sẽ khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm quốc gia cá da trơn, trong đó sẽ tạo ra một dòng sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao uy tín chất lượng cá tra Việt Nam, từ đó gia tăng sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Đối với con cá tra, năm 2017 sẽ tạo ra bước đột phá từ thị trường trong nước. Theo đó, năm 2017 Bộ NNPTNT sẽ tổ chức hội chợ lớn chuyên về sản phẩm cá tra tại Hà Nội để xúc tiến thương mại ngay ở thị trường trong nước. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao để mở rộng thị trường xuất khẩu. Với các giải pháp đó, tôi tin rằng sản lượng cá tra có thể đạt 2 – 3 triệu tấn chứ không phải chỉ là 1-1,2 triệu tấn cá tra/năm như trước. 

Tập trung phát triển đặc sản vùng miền

Một trong những mục tiêu mà ngành thủy sản hướng tới trong năm 2017 là phát huy lợi thế các mặt hàng thủy sản của địa phương, cụ thể kế hoạch này như thế nào?

- Đúng thế, năm 2016 trở về trước chúng ta chỉ tập trung vào các sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra mà quên mất những sản phẩm đặc sản của các địa phương. Đây là dòng sản phẩm có nhiều lợi thế, bởi lượng khách hàng tại nội địa rất lớn. Mỗi vùng đều có sản phẩm đặc hữu, có giá trị kinh tế cao, vì thế bên cạnh việc tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như tôm nước lợ, cá tra, năm 2017 ngành thủy sản sẽ tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản của vùng, miền để phát huy toàn bộ lợi thế, dư địa của ngành.

Năm 2016 dù xuất khẩu tốt, tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn thực phẩm vẫn là nỗi lo thường trực. Năm nay ngành sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?

- Năm 2016 Bộ NNPTNT chọn là năm cao điểm hành động về an toàn thực phẩm với 4 trọng tâm: Rà soát lại và hoàn thiện thể chế; tập trung thanh kiểm tra và xử lý vi phạm về sử dụng vật tư đầu vào như chất cấm salbutamol, chất vàng ô, dư lượng hóa chất kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư đầu vào khác; tổ chức, xây dựng chuỗi nông sản sản phẩm an toàn; thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm, đưa ra nhiều mô hình chuỗi sản xuất an toàn, kết nối các sản phẩm an toàn đến người dân.

Năm 2016 chúng ta đã thực hiện tốt 4 trọng tâm trên. Sang năm 2017 Bộ NNPTNT tiếp tục coi là năm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản và tiếp tục thực hiện 4 mục tiêu trên, tuy nhiên sẽ làm theo chiều sâu với cách làm quyết liệt hơn.

Xin cảm ơn thứ trưởng!

Theo Đình Thắng/ Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thủy sản

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167


Hôm nayHôm nay : 37382

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1297209

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71524524