12:39 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm để người dân thoát nghèo

Thứ sáu - 31/08/2018 21:01
Một trong những hợp phần quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 là hỗ trợ xây dựng các mô hình giảm nghèo với phương châm: Người dân làm chủ tự quyết định trồng cây gì, nuôi con gì để làm giàu, đó là những sáng kiến giảm nghèo bền vững thông qua phát huy nội lực cộng đồng, Nhà nước đóng vai trò kết nối, hỗ trợ vốn, kỹ thuật. Thực tế cho thấy, khi người dân được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm thì sẽ từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Bài 1: Người dân loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm

“Bí của chúng tôi rất ngon, rất thơm và rất sạch nhưng nói thì không ai tin. Tôi cũng không biết làm cách nào để sản phẩm được nhiều người biết đến”. Đó là chia sẻ của bà Vi Thị Lọc, Giám đốc Hợp tác xã nông lâm ngư Địa Linh, xã Nà Lìn, huyện Ba Bể, Bắc Kạn và cũng là khó khăn chung của đồng bào dân tộc thiểu số khi phát triển sản phẩm địa phương để vươn lên thoát nghèo: Khó kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Giá trị bản địa là tài sản hiếm của đồng bào dân tộc 

Bà Vi Thị Lọc tự tin cho biết: “Bí xanh thơm là đặc sản nổi tiếng của Bắc Kạn. Đây là loại bí rất ngon, bí ăn thơm có vị đặc trưng nhưng đặc biệt hơn nữa là chỉ có đất Nà Lìn này trồng bí là ngon nhất, không có vùng nào trồng ngon bằng!”. Hợp tác xã nông lâm ngư Địa Linh có hơn 30 thành viên, đều là người dân tộc thiểu số, hiền lành, chân chất. Họ rất đoàn kết, chăm chỉ làm ăn và luôn nung nấu  ý chí thoát nghèo. Với diện tích 4ha, mỗi vụ trồng bí, hợp tác xã thu được khoảng 160 tấn quả nhưng chưa hết vụ họ đã phải bán vội, bị ép giá 4.000 - 4.500 đồng/kg chỉ vì hợp tác xã không có tiền xây kho bảo quản bí sau thu hoạch. Nếu bí được bảo quản tốt, chỉ vài tháng sau thu hoạch, giá bí xanh thơm bán tại chợ lên đến 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm để người dân thoát nghèo - Ảnh 1

Người dân giới thiệu về các sản phẩm thế mạnh để phát triển sản xuất hàng hóa.

 

Bà Lọc thông tin thêm, nước tưới bí do các cô, các chị gánh từ dưới khe suối lên, quãng đường thì xa, đường dốc nhưng họ vẫn cố chăm sóc tốt nhất cho cây bí phát triển. Người dân cố gắng nhiều là vậy, nhưng cách của hợp tác xã làm chưa đủ để có thể đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Bởi bí xanh thơm Nà Lìn hiện chưa có thương hiệu, bí trên thị trường biết đến là do những thương lái thu mua và đổ bán lại.

Mỗi mảnh đất, mỗi vùng đều có những bản sắc đáng quý riêng. Sản phẩm bí xanh thơm Nà Lìn của hợp tác xã Địa Linh cần được sự hỗ trợ từ cộng đồng để cùng vươn xa ra khắp thị trường Việt Nam và cả nước ngoài. “Thời nay, ai giữ được giá trị bản địa, người đó đang có tài sản hiếm có. Chúng tôi có dịp đến Pháp, được các chuyên gia chia sẻ, trước đây Pháp có khoảng 20 giống khoai tây với nhiều hương vị đặc trưng, đủ kích cỡ bé, lớn. Còn nay, ở Pháp chỉ còn lại vài giống khoai tây với củ to, năng suất cao nhưng ăn nhạt và không có vị đặc trưng. Ai đã đến vườn quýt Bắc Kạn khi ra khỏi vườn sẽ không giấu được vì người toàn mùi thơm của quýt. Đấy chính là đặc trưng vùng miền. Hay như bí thơm Nà Lìn, chỉ cần nấu nồi canh bí trong bếp hương thơm tỏa khắp nhà. Có thể khẳng định, chỉ có giống bản địa mới cho ta giá trị ấy. Nhưng cộng đồng thiếu năng lực chia sẻ để người ngoài biết được giá trị của mình”, ông Văn Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Tài nguyên bản địa chia sẻ.

Loay hoay tìm đầu ra

Bà Lý Thị Quyên, Giám đốc hợp tác xã Thiên An, thôn Nà Ít, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn, chuyên sản xuất và kinh doanh chuối sấy.

Bà Quyên cho biết: “Trong tháng đầu tiên ngày nào tôi cũng mang chuối ra làm thử, mỗi ngày khoảng 20kg chuối xanh, những ngày đầu sản phẩm không như ý muốn: Chuối bị cháy, bị kết dính, xỉn màu…. dẫu vậy, tôi không dừng lại, ngày nào cũng mua chuối về thực hành đến khi đạt được gần như mong muốn mới thôi. Sản phẩm chuối sấy khô của hợp tác xã Thiên An được các chuyên gia tư vấn đánh giá cao, bởi đây là dòng sản phẩm chế biến được làm từ sản vật địa phương, thơm ngon, an toàn, không chất bảo quản...”.

Khó khăn của hợp tác xã Thiên An là sản phẩm chưa được hoàn thiện, cần được cải tiến để tăng thêm chất lượng, nâng cấp về mẫu mã và có bộ nhận diện thương hiệu và cần có sự hỗ trợ về đầu ra. Định hướng của hợp tác xã trong thời gian tới sẽ làm thêm một số sản phẩm như khoai tây sấy, bí sấy và các sản phẩm sấy từ những nông sản đặc trưng của địa phương để đa dạng các sản phẩm hơn nữa. Hợp tác xã mong muốn được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, đầu tư máy sấy, máy thái chuối với công suất lớn hơn, hoàn thiện nhà xưởng sản xuất.

Hợp tác xã chăn nuôi nông nghiệp tổng hợp An Bình, thôn 3B Nà Cà, xã Sĩ Bình, huyện Bạch Thông có 30 hội viên, trong đó có 11 hội viên chính thức do chị Nguyễn Thị Miên làm giám đốc. HTX An Bình được thành lập vào tháng 7/2017. chị Miên cùng các chị em cùng học tập nhau, chỉ bảo nhau cách trồng rau nuôi lợn, cùng nhau góp vốn để sản xuất. Chị Miên chia sẻ: "Tiêu chí tuyển xã viên của  HTX là tâm huyết, biết học hỏi, không được bảo thủ và phải đoàn kết. Từ ngày thành lập HTX, chị đã có thể mua được cám với giá rẻ hơn về cho chị em trong HTX nuôi lợn. Có HTX bao tiêu sản phẩm chị em cũng yên tâm sản xuất, có thu nhập tốt hơn trước”.

Đến nay, HTX An Bình đang có 3.000 cây chuối tây, nuôi 300 con lợn, gần 3.000m2 tỏi, và 1 số vật nuôi, cây trồng khác,..và các chị đang có định hướng nuôi thêm dê, thêm trâu, tăng diện tích trồng tỏi, khoai tây. Nhóm bước đầu đã hình thành cơ cấu tổ chức, mang lại cuộc sống cho chị em dân tộc tốt hơn so với trước đây. "Tuy cuộc sống có tốt hơn, nhưng vẫn còn bấp bênh lắm", chị Miên bộc bạch. Theo chị Miên, HTX còn gặp rất nhiều khó khăn: Khó khăn trong việc quản lý và vận hành, thiếu vốn để mua con giống, chưa có định hướng cụ thể cho mô hình trang trại, chưa nắm vững kiến thức về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, thị trường tiêu thụ còn hạn chế,...  và các chị mong muốn học thêm kiến thức để có định hướng phát triển HTX, kiến thức quản lý và vận hành HTX hiệu quả, muốn được vay thêm tiền để mua thêm con giống, cây giống để chị em làm.

Khó khăn của hợp tác xã nông lâm ngư Địa Linh, hợp tác xã Thiên An, An Bình cũng là khó khăn chung của các tổ nhóm/ hợp tác xã ở các địa phương: Cần hỗ trợ kết nối doanh nghiệp liên kết đầu tư trả chậm vật tư đầu vào (phân bón, cây, con giống) và hỗ trợ kết nối doanh nghiệp liên kết tiêu thụ đầu ra ổn định; hỗ trợ hướng dẫn kỹ năng quản lý nhân sự, phân công nhân sự tổ, nhóm, quản lý tài chính nhóm, kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, điều đáng quý là người dân luôn giữ quyết tâm thoát nghèo. “Chúng tôi muốn thoát nghèo nhưng không có ai chỉ cho chúng tôi cả, chúng tôi không biết làm như thế nào. Chỉ cần có người chỉ dạy, khó mấy chúng tôi cũng làm”, là chia sẻ của thành viên hợp tác xã Sang Hà (xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn).

Kết nối tiêu thụ sản phẩm để người dân thoát nghèo - Ảnh 2HTX Thiên An giới thiệu sản phẩm của chính người nghèo.

Trang bị kiến thức để đồng bào tự vươn lên thoát nghèo

Tại huyện Đăk Glong (tỉnh Đăk Nông), hơn 30 đại diện của các tổ nhóm của 7 xã trên địa bàn vừa được tham gia Khóa tập huấn nâng cao năng lực tổ nhóm dân tộc thiểu số thực hiện sáng kiến giảm nghèo. Tham gia khóa tập huấn, các học viên được trang bị kiến thức về tăng cường năng lực quản lý nhân sự phân công nhân sự tổ/nhóm, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính nhóm, kỹ năng đàm phán giá cả.

Có đến 80% học viên tham gia khóa tập huấn chia sẻ, họ không biết tìm đối tác ở đâu và cần được các bên liên quan giúp đỡ. Người dân nơi đây quen mua bán tại các đại lý trong khu vực và đều có mơ ước để tổ nhóm phát triển, tìm kiếm đối tác cùng mua cùng bán một cách bền vững, ổn định hướng đến 3 - 5 năm tới có thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê, chè trên khu vực huyện Đăk Glong. Kết thúc khóa tập huấn, hơn 90% học viên nhận xét nội dung khóa học hữu ích với họ và có thể áp dụng cho xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tìm kiếm đối tác.

Ông Y’Bang, nhóm cà phê Bon Rlong Rê xã Quảng Sơn gửi lời cảm ơn đến các đơn vị tổ chức, thầy giáo. Ông nói: “Mọi đời sống sinh hoạt của chúng tôi chìm đắm trong tối tăm, không biết làm thế nào, bây giờ đến lúc này tôi thấy với bản thân tôi rất bổ ích. Vì chúng tôi đã có thêm kiến thức để dẫn dắt những đồng bào dân tộc thiểu số đằng sau, thành viên của tổ nhóm. Tôi muốn được học hỏi thêm nhiều kiến thức”.

Anh Nguyễn Hữu Hạ, Giám đốc Hợp tác xã Công Bằng Thuận An tại huyện Đăk Mil có cho rằng: “Nếu được tập huấn kỹ thuật thì chắc chắn bà con mình làm được mà. Có thể khẳng định, quan trọng nhất là chất lượng cà phê. Hạt cà phê chín 90% thì chất lượng sẽ cao. Hợp tác xã chúng tôi sẵn sàng thu mua sản phẩm chế biến ướt của bà con kể cả tại Đăk Glong nếu chất lượng cà phê đạt”. Chị Đỗ Thị Phúc, Nhóm cà phê thôn 9 xã Quảng Khê  cho biết: “Tôi sẽ thành lập hợp tác xã và ngoài cây cà phê, tôi mong muốn cùng với phát triển cho nhóm. Tôi sẽ vận động tìm kiếm thêm nghề phụ cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số để có thêm thu nhập phụ cho các tháng nông nhàn. Có như vậy, đồng bào mình mời thoát nghèo được”. Thông qua đợt tập huấn, chị Phúc đã may mắn có kết nối chia sẻ thông tin với 2 đối tác được chương trình giới thiệu.

Qua hội thi sáng kiến giảm nghèo năm 2016 cho thấy, rất cần kết nối tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cơ quan quản lý để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Năm 2016, có 60 tổ nhóm tham dự hội thi nhưng không nào tổ nhóm nào bảo thiếu tiền đầu tư phát triển sản xuất mà chỉ hỏi: Làm thế nào để hàng bán được ở Hà Nội và các thị trường lớn? Điều đó cho thấy, vấn đề khó khăn lớn nhất của người dân chính là kết nối để tiêu thụ sản phẩm bền vững, nâng cao giá trị.

(còn nữa)

Tác giả bài viết: VÂN KHÁNH

Nguồn tin: baodansinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giảm nghèo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 253


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265415

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73312386