21:16 EDT Thứ sáu, 27/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp vùng đất “9 Rồng”

Thứ hai - 01/10/2018 05:20
Ngày 1.10 tại tỉnh An Giang đã diễn ra Hội thảo nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long do Tổng Cục Du lịch (Bộ VHTTDL), Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ NT&PTNT) và UBND tỉnh An Giang phối hợp tổ chức.

 

Theo ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng và lợi thế “vàng” trong khai thác và phát triển du lịch dựa trên các hoạt động của nền sản xuất nông nghiệp, mô hình được nhiều nước trên thế giới chú trọng hướng đến nhằm khai thác tiềm năng du lịch bền vững. Các địa phương trong vùng đất chín Rồng đang nằm trên “mỏ vàng”, nhưng giá trị mang lại của loại hình du lịch này thời gian qua chưa cao, do sản phẩm chưa hấp dẫn, đơn điệu về dịch vụ và thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đầu tư theo chiều sâu để có sản phẩm chuyên biệt…

Để nâng cao giá trị của du lịch nông nghiệp, các địa phương trong vùng cần lựa chọn mô hình nông nghiệp đặc thù, khu vực sản xuất mang đặc trưng riêng của từng địa phương trên cơ sở bảo tồn được phương thức canh tác truyền thống, kết nối với doanh nghiệp lữ hành để đưa du khách đến những nông trại, vùng nông thôn có sức hút hấp dẫn. Chú trọng công tác xúc tiến quảng bá, truyền thông về điểm đến…

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng – Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, sau 8 năm xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn, môi trường… đã được cải thiện đáng kể và đủ điều kiện phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm nông thôn… Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, môi trường nông thôn đều được định hướng phục vụ phát triển du lịch, bên cạnh việc hình thành các nhóm sảm phẩm đặc sản. Theo ông Tiến, nói đến sản xuất nông nghiệp hiện nay, không thể hướng mãi đến năng suất, sản lượng mà phải có hướng đi mới gắn với các loại hình khác. Trong đó điển hình là dịch vụ du lịch để tạo ra những giá trị mới cho sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho bà con nông dân, phát triển kinh tế gia đình, ly nông mà không ly hương, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống… ở nông thôn.

 

 

Các đại biểu chia sẻ giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tại Hội thảo

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chia sẻ, trong chiến lược phát triển sản phẩm đặc thù của tỉnh, địa phương xác định xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng kết hợp đưa du khách nghỉ tại nhà dân, du lịch sinh thái nông nghiệp – nông thôn. Hiện đã triển khai một số mô hình tiêu biểu tại Cù lao ông Hổ thuộc xã Mỹ Hòa Hưng (TP Long Xuyên), Cù lao Giêng (huyện Chợ Mới)… bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực, tạo thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân, kích thích sự đa dạng về các hoạt động kinh tế và kinh doanh ở khu vực nông thôn.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp lữ hành và chuyên gia nhấn mạnh, nền nông nghiệp đang chuyển mạnh sang sản xuất xuất sạch, hữu cơ và an toàn, cùng với bản sắc văn hóa ở các vùng nông thôn dần được phục hồi… đủ sức hấp dẫn thu hút sự tò mò, muốn được khám phá của du khách. Vấn đề đặt ra đối với các cơ quản lý nhà nước là kết nối các nhà khai thác, chuyên gia, giải quyết các vấn đề thiết yếu như đầu tư hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, cải thiện môi trường nông thôn… để các doanh nghiệp lữ hành yên tâm đưa khách đến. Các chuyên gia cũng cho rằng, phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn phải hướng đến sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, sản phẩm và nhân lực tại chỗ. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia, trong đó có lợi ích của người dân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp.

 Hoàng Hải/ Báo Văn hoá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 61361

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1287188

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68517351