15:05 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khẩn cấp chữa bệnh “sạch xuất khẩu, bẩn để dùng”

Thứ tư - 28/06/2017 21:48
Các doanh nghiệp hiện nay vẫn chú trọng sản xuất sản phẩm sạch nhưng lại không phải để tiêu thụ trong nước mà là để…xuất khẩu.

Chưa khi nào vấn nạn thực phẩm bẩn lại gây bức xúc như hiện nay. Mặc dù đã có quá nhiều cuộc hội thảo, hội nghị nhằm bàn bạc, hiến kế những giải pháp để giảm thiểu vấn nạn này, song trên thực tế thực phẩm bẩn vẫn từng ngày từng giờ len lỏi vào bữa ăn của người tiêu dùng.

Một phần của nguyên nhân này là do thực phẩm sạch dù được các doanh nghiệp chú trọng sản xuất nhưng lại không phải để tiêu thụ trong nước mà là để…xuất khẩu.

khan cap chua benh sach xuat khau ban de dung

Tôm bơm tạp chất là một điển hình của việc doanh nghiệp không coi trọng uy tín chất lượng sản phẩm. (Ảnh minh họa: KT)

Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, để xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, cá tra, tôm, cá ba sa… bao giờ cũng phải đảm bảo các yêu cầu rất khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó ở trong nước, chất lượng thực phẩm hầu như bị bỏ ngỏ. Do đó, thị trường nội địa vẫn phải “hứng” các sản phẩm nhiễm bẩn.

Điều này cũng có nghĩa, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chú trọng xuất khẩu hơn là thị trường trong nước. Và như vậy, vô hình chung, người tiêu dùng trong nước vẫn luôn luôn phải đối diện với vấn nạn thực phẩm bẩn.

Nhận định về thực tế chất lượng các sản phẩm nông sản hiện nay, PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cho rằng, có một “căn bệnh” các doanh nghiệp đang mắc phải hiện nay đó là, cái gì tốt thì xuất khẩu đi, còn không đủ “chuẩn” thì để lại nhà dùng.

“Giống như người nông dân có sản phẩm gì ngon nhất thì dành để bán, con cái ở nhà thì phải ăn của thừa, đồ hỏng”, bà Lan nhận định.

Do đó theo bà Lan, nếu các doanh nghiệp không thay đổi ngay tư duy sẽ không bao giờ có thể loại bỏ được vấn nạn thực phẩm bẩn. Để thay đổi được tư duy “sạch thì xuất, bẩn để dùng”, bản thân chính mỗi người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi nhận thức trong tiêu dùng.

Đó là cần phải chịu bỏ ra một số tiền lớn hơn để có thể mua được một sản phẩm sạch, an toàn, Còn nếu vẫn tư duy ưa đồ rẻ thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ chỉ có thể mua được những sản phẩm chất lượng kém.

Theo PV/VOV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 251


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1146584

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71373899