17:49 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi nông dân thi đua làm giàu

Thứ năm - 12/01/2017 20:49
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 phong trào lớn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động đã thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, giảm nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Qua kết quả bình xét, giai đoạn 2012-2016, toàn tỉnh có 38.635 lượt hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Cụ thể, năm 2012, có 8.008 hộ; đến tháng 8/2014 có 10.398 hộ, tăng 2.390 hộ; năm 2015 có 5.125 hộ (theo tiêu chuẩn mới); đến tháng 9/2016 có 5.986 hộ, tăng 861 hộ.

Điển hình phải kể đến là hộ ông Hoàng Danh Chuyền (chi hội 5, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) với 4 nhân khẩu. Gia đình ông có 17ha cà phê, 2ha ao cá và chăn nuôi hàng chục con heo. Thu nhập hàng năm sau khi đã trừ chi phí đầu tư đạt 3,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 72 triệu đồng/khẩu/tháng. Gia đình ông đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương và trả công lao động 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Về công tác từ thiện, gia đình ông Chuyền đã đầu tư 980 triệu đồng, kéo 1.100m đường dây điện 3 pha hỗ trợ cho 18 hộ dân xung quanh cùng sử dụng; hàng năm giúp 300 triệu đồng cho từ 10 - 15 hộ có hoàn cảnh khó khăn mượn không tính lãi; đồng thời ủng hộ cho thôn 1 xã Hà Mòn và khối phố 5 thị trấn Đăk Hà, mỗi năm 5 triệu đồng để tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tại cơ sở.

Hộ ông Lê Danh Bảo (chi hội Ya De, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy) với 4 nhân khẩu, có 7ha cao su, 3ha cà phê, 5ha mỳ, 2ha bời lời, 1ha điều, chăn nuôi 10 con bò sinh sản và hơn 170 con gia cầm các loại, mở 1 quán bán cà phê. Thu nhập hàng năm của gia đình ông đã trừ chi phí gần 550 triệu đồng, thu nhập bình quân 11,4 triệu đồng/khẩu/tháng. Hàng năm, ông đã giúp cho 2 hộ thoát nghèo bằng cách cho mỗi hộ mượn 20 triệu đồng (không tính lãi) để đầu tư vào sản xuất; tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với tiền công 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Không những làm giàu cho gia đình mình, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi còn dành một phần giống, vốn, lương thực, ngày công lao động, kinh nghiệm sản xuất để giúp đỡ các gia đình chính sách, những hộ nông dân nghèo phát triển kinh tế.

Ông Đồng Văn Tư tại cơ sở kinh doanh dịch vụ câu cá của gia đình. Ảnh: Q.Đ

 

Trong 5 năm qua, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ 28.695 cây con giống các loại, 11.658kg lương thực, 57.860 ngày công, tạo việc làm cho hơn 27.000 lao động có việc làm tại chỗ (trong đó có hơn 12.000 lao động có việc làm thường xuyên và 15.000 lao động có việc làm theo mùa vụ). Qua đó,  giúp 15.216 hội viên, nông dân nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo và làm giàu, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 10,26% (theo tiêu chí cũ).

Đáng chú ý là từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, với diện tích hàng chục hecta của các hộ gia đình để liên kết, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như vùng sản xuất chuyên canh trồng mía tại thành phố Kon Tum, trồng cà phê ở huyện Đăk Hà…

Phong trào cũng đã góp phần thúc đẩy việc thành lập các loại hình trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua số liệu thống kê, toàn tỉnh có 491 trang trại; trong đó 185 trang trại có quy mô sử dụng đất dưới 5ha, từ 5-10ha có 240 trang trại, trên 10ha có 66 trang trại. Kinh tế trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho 4.076 lao động, trong đó có 724 lao động thường xuyên và 1.320 lao động thời vụ.

Nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã thành lập các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn, hoặc làm sáng lập viên thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tham gia tích cực củng cố và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 67 hợp tác xã; trong đó có 29 hợp tác xã nông nghiệp, 27 hợp tác xã kinh doanh thu mua hàng nông sản; 11 hợp tác xã sản xuất kinh doanh tổng hợp.  

Có thể nói, trong 5 năm qua, từ phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, họ là những tấm gương sáng của tinh thần bền bỉ vượt khó, không cam chịu đói nghèo, quyết chí làm giàu chính đáng cho chính mình và giúp đỡ người khác cùng vươn lên làm giàu. Phong trào đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, nhất là ở khu vực nông thôn. 

Theo Quang Định/ Báo Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 286


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525829

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70753144