06:23 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khơi dòng tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao

Thứ bảy - 08/07/2017 01:59
Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà-phê, sắn đứng thứ hai, cao-su đứng thứ tư, thủy hải sản đứng thứ năm, chè đứng thứ bảy thế giới. Ðáng chú ý, nhờ ứng dụng công nghệ cao (CNC) mà kim ngạch xuất khẩu rau quả sáu tháng đầu năm 2017 đạt 1,5 tỷ USD và dự kiến cả năm hơn ba tỷ USD, tức lần đầu tiên đã vượt cả xuất khẩu gạo và kéo dài thêm danh mục nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta…

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đến cuối tháng 5-2017 đạt 1.148.070 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2016 (cao hơn mức tăng trưởng tín dụng 7,06% chung của nền kinh tế), chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Riêng tổng dư nợ cho vay nông nghiệp CNC và nông nghiệp sạch đạt gần 32.339 tỷ đồng, với 4.125 khách hàng còn dư nợ (3.957 khách hàng cá nhân, 168 doanh nghiệp), trong đó cho vay nông nghiệp CNC là 27.737 tỷ đồng (chiếm gần 86%) vay nông nghiệp sạch đạt 4.602 tỷ đồng, không phát sinh nợ xấu.

Ðến nay, bên cạnh Nghị định số 55/2015/NÐ-CP, với nhiều điểm đột phá về chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết và sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, cả nước đã có tám ngân hàng thương mại cam kết dành hơn 100 nghìn tỷ đồng cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5 đến 1,5%/năm so với các chương trình cho vay khác. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đưa ra gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng cho nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch vay ưu đãi, với lãi suất giảm từ 0,5 đến 1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường.

Tuy nhiên, các khoản vay phát triển nông nghiệp CNC nêu trên hiện không có sự hỗ trợ của Nhà nước và ưu đãi về lãi suất mới chỉ dừng ở cam kết, cho nên nhiều doanh nghiệp không khỏi lo ngại về điều kiện tiếp cận các dòng vốn tín dụng này, nhất là về lãi suất, tài sản thế chấp và thời hạn vay. Các hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật (nhà kính, hệ thống tưới tiêu và các tài sản khác) mà doanh nghiệp đầu tư lại chưa được coi là tài sản đủ tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng…

Hơn nữa, giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn còn khó tìm tiếng nói chung do việc đánh giá, xếp loại các dự án nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch hiện chủ yếu mới có các tiêu chí định tính, thiếu định lượng cụ thể, hoặc còn cứng nhắc. Ðang có nghịch lý là người vay nếu không được vay sẽ khó có đủ năng lực tài chính để hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi liên kết, từ đó mới có sản phẩm tốt để ký hợp đồng ổn định đầu ra; trong khi ngân hàng chỉ cho vay khi đã có chuỗi liên kết, đã có đầu ra ổn định. Bài toán "con gà hay quả trứng có trước" đang khiến cả người vay và người cho vay lúng túng và giữ thế giằng co khó gỡ, nếu thiếu những hỗ trợ cần thiết của Nhà nước.

Ðặc thù của các dự án nông nghiệp ứng dụng CNC là quy mô lớn, cần nhiều vốn, thời gian thực hiện kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận không cao và có nhiều rủi ro. Bản thân các doanh nghiệp cũng hạn chế về năng lực thế chấp hoặc chứng minh tính khả thi, thu nhập ổn định của dự án cần vay vốn. Hơn nữa, cơ cấu vốn huy động của các ngân hàng có tỷ trọng vốn trung và dài hạn thường thấp; đồng thời, các ngân hàng còn bị ràng buộc về tỷ lệ dùng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn và các nguyên tắc an toàn tín dụng khác, cho nên họ không có nhiều khả năng dành vốn cho vay trung hạn và dài hạn. Nếu không có cơ chế hỗ trợ đặc biệt nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn thì rất ít doanh nghiệp có khả năng đầu tư, cho dù họ muốn và mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.

Thực tế cho thấy, trên hành trình nông nghiệp Việt Nam lột xác từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và tự phát thành nông nghiệp CNC một cách hiệu quả và bền vững, cần đồng bộ các giải pháp hỗ trợ về mặt bằng và quy hoạch đất đai, đánh giá, dự báo và cảnh báo về nhu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và nhất là bảo đảm nguồn tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất. Trong đó, đáng chú ý cần sớm nhận diện và tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn tín dụng ngân hàng; đồng thời, bảo đảm quản lý nợ xấu và giữ an toàn hệ thống trong bối cảnh tăng cường cạnh tranh và hội nhập.

TS NGUYỄN MINH PHONG
http://www.nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 439

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 438


Hôm nayHôm nay : 40787

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 794328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64780272