13:09 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Phải xuất phát từ nhu cầu xã hội

Thứ năm - 13/09/2018 04:55
Thời gian qua, hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao được thúc đẩy mạnh hơn, một số dự án cũng được các quỹ đầu tư chú ý và mạnh dạn rót vốn. Tuy nhiên, không ít ý kiến vẫn lo ngại hoạt động này còn nặng tính phong trào, thiếu yếu tố bền vững.

Vấn đề trên đã được các chuyên gia mổ xẻ tại buổi tọa đàm “Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: để không bị bỏ lại phía sau” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Câu lạc bộ Hỗ trợ khởi nghiệp Saigon Times tổ chức tuần rồi.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tận dụng sự khác biệt như là điểm mạnh của mình. Ảnh: Thành Hoa

Sự khác biệt là giá trị sản phẩm

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Nguyễn Việt Đức, CEO Innovation Capital Management, cho biết các quỹ đầu tư vẫn đang tìm kiếm những doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành nông nghiệp công nghệ cao vì quỹ khởi nghiệp hiện nay chỉ mới đầu tư 10% cho lĩnh vực này. Tuy có nhiều ý tưởng và dự án nhưng nhìn chung các dự án chưa thể hiện tính ứng dụng cao, chưa có tính đổi mới sáng tạo và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Theo ông Đức, nhà đầu tư sẽ không quan tâm đến dự án của doanh nghiệp khởi nghiệp nếu các giải pháp đưa ra không giải quyết được nhu cầu của xã hội, hoặc thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới quá nhỏ bé sẽ khó mang lại lợi ích đầu tư lâu dài.

Ông Hoàng Minh Ngọc Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Value Commerce Hub (VCHub), cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa tận dụng sự khác biệt như là điểm mạnh của mình. Trong nông nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tận dụng ưu thế bản địa. Ông Đức ví dụ, VCHub đã mang đặc sản nấm trồng bằng công nghệ cao sang bán tại Thái Lan và được đón nhận chính vì yếu tố khác biệt của đặc sản bản địa này. Sự khác biệt không chỉ có vậy, khách hàng còn cần trải nghiệm sự tiện lợi, cần sử dụng thực phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy hay mang lại lợi ích về sức khỏe. Đây là những giá trị có thể tận dụng các ứng dụng công nghệ cao mà các doanh nghiệp khởi nghiệp nên xem xét.

Theo bà Phạm Phương Thảo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Organica, cho dù đã tạo được sự khác biệt thì doanh nghiệp vẫn còn nhiều thách thức khác. Bà kể, để có đủ số lượng hàng đáp ứng tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ không phải chuyện dễ dàng, trang trại 2 héc ta của bà đã từng không đủ hàng để bán khi số lượng khách hàng tăng cao. Bà đã phải bán căn nhà của mình để đầu tư thêm trang trại nhằm tăng cường nguồn cung sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, chứ không vì thiếu hàng mà lấy hàng từ các nguồn cung không đủ uy tín khác. Theo bà Thảo, công ty thành công đến ngày nay là nhờ kiên định với sự khác biệt của mình.

Liên kết trong nước để hội nhập quốc tế

Trao đổi bên lề hội thảo với TBKTSG, ông Huỳnh Kim Tước, Tổng giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ (Saigon Innovation Hub), nhận định rằng khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải hướng tới hội nhập quốc tế thì mới phát triển bền vững. Có thể thấy hiện nay nông nghiệp trong nước vẫn còn cảnh làm thuê cho nước ngoài như trường hợp của một số hộ nông dân đang làm mặt hàng tương đặc sản của mình cho các công ty Nhật Bản. Bên cạnh đó, nông sản trong nước cũng đang bị cạnh tranh từ nông sản của nước ngoài đưa vào. Vì vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải đưa ra được các giải pháp đổi mới sáng tạo để đẩy mạnh sự phát triển của nông nghiệp, đưa nền kinh tế nông nghiệp vào hội nhập quốc tế. Cần liên kết với các nhà khoa học để có những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao mới mong nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng cần xây dựng mối liên kết giữa các thành phần trong nền kinh tế như nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý… Đây là liên kết của chuỗi cung ứng giá trị, giúp định hướng nông nghiệp phát triển theo nhu cầu của thị trường, xây dựng kênh phân phối hiệu quả...

Một thành phần nữa có thể góp phần vào phát triển nông nghiệp là truyền thông báo chí, giúp lan tỏa thông tin đến từng thành phần trong chuỗi giá trị đầy đủ của ngành nông nghiệp. Sự liên kết giúp giải quyết được vấn đề lợi ích chung của ngành nông nghiệp, giúp giảm thời gian và chi phí, doanh nghiệp có thể đưa hàng ra thị trường với chi phí thấp nhất và khách hàng có được sản phẩm với giá tốt nhất.

Theo ông Nguyễn Việt Đức, trong thời gian tới, các tổ chức nông nghiệp, các trường đại học cần liên kết chặt chẽ hơn nữa để phát triển nhiều hơn về ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp, cũng như mô hình kinh tế nông nghiệp. Nếu có được sự liên kết bền vững tạo nên chuỗi giá trị cung ứng sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào cuộc, rót vốn cho ngành nông nghiệp. 

Thesaigontimes.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975638

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71202953