02:50 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khuyến nông góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất nông nghiệp

Thứ ba - 14/01/2020 08:35
Năm 2019, nông nghiệp nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch hại, biến đổi của thị trường nông sản thế giới.

Tuy nhiên, kết quả đã hoàn thành và vượt 03/04 chỉ tiêu đề ra: kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức cao, 10,4 tỷ USD, tăng 19,3%; Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,85%; Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới chiếm 54%...

Kết quả đạt được do sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của toàn ngành và bà con nông dân, đồng thời có sự đóng góp quan trọng của hoạt động khuyến nông cả nước.

tr14.jpg
GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam (thứ 2 từ trái sang) và TS. Trần Văn Khởi, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (ngoài cùng bên trái) thăm mô hình trồng cam ở xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang - Hà Giang).

Vai trò của khuyến nông

Vai trò của khuyến nông là chuyển giao tiến bộ về kỹ thuật, tiến bộ về tổ chức sản xuất đến với hộ và nhóm hộ nông dân.

Hoạt động khuyến nông là quá trình thuyết phục, đào tạo làm thay đổi nhận thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp của nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau như: xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn, tuyên truyền thông qua báo hình, báo nói, báo viết và tư vấn trực tiếp cho nông dân.

Khuyến nông chính là việc cung cấp đầu vào của nông dân cho nông dân, vì thế, không riêng ở Việt Nam mà các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển đều rất chú trọng đến công tác khuyến nông. Khuyến nông là một phần thiết yếu của nghiên cứu và phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu tập trung tạo ra các giải pháp công nghệ hữu ích phục vụ sản xuất và đời sống, còn khuyến nông tập trung vào việc thuyết phục nông dân chấp thuận và áp dụng công nghệ đó vào sản xuất để tạo ra năng suất cao hơn, giá trị sản phẩm cao hơn, thu nhập cao hơn cho nông dân.

Mạng lưới khuyến nông sâu rộng là một lợi thế

Tổ chức khuyến nông hiện nay có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Tổng số người làm công tác khuyến nông khoảng 36 nghìn người, trong đó cán bộ khuyến nông là trên 15 nghìn người và cộng tác viên khuyến nông khoảng 21 nghìn người. Mạng lưới khuyến nông được tổ chức từ cấp bộ đến tỉnh, huyện, xã và một số tỉnh miền núi có cộng tác viên đến cấp thôn bản. Đặc biệt, mạng lưới khuyến nông cấp cơ sở hàng ngày tư vấn, chuyển giao kỹ thuật mới đến với nông dân, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của mỗi địa phương. Vận hành tốt hệ thống này trên cơ sở cập nhật công nghệ mới sẽ tạo ra sức mạnh rất lớn, nó được ví như cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy khổng lồ sản xuất nông nghiệp của cả nước.

Bên cạnh hệ thống khuyến nông sự nghiệp dịch vụ công, các viện nghiên cứu thuộc các bộ khối nhà nước còn nhiều thành phần tham gia chuyển giao công nghệ cho nông dân. Trước hết là các đối tượng phi lợi nhuận như các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế (NGO), các dự án viện trợ, các hiệp hội phi lợi nhuận khác. Đối tượng vì lợi nhuận cũng tham gia khuyến nông như các công ty thương mại, tư nhân thương mại, doanh nghiệp, hiệp hội thương mại, công ty tiếp thị và chế biến nông sản, công ty tư vấn và truyền thông…Tạo điều kiện cho các đối tượng này cùng hoạt động chính là việc tăng cường xã hội hóa khuyến nông.

Một số vấn đề cần đặt ra cho khuyến nông trong tương lai

Khuyến nông là chuyển giao công nghệ, vậy thì điều quan trọng nhất là nguồn công nghệ, nếu nguồn công nghệ dồi dào và tiên tiến thì chuyển giao hiệu quả cao và ngược lại. Hiện nay chúng ta vẫn đang trông chờ vào nguồn công nghệ từ các viện nghiên cứu về cây trồng - vật nuôi. Thực tế nguồn này ít và cũ nên khi chuyển giao hầu hết không còn mới đối với sản xuất, ít thuyết phục nông dân và làm giảm hiệu quả đầu tư. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp có công nghệ mới và họ chuyển giao rất nhanh vào sản xuất nhưng theo cách của họ và vì lợi nhuận doanh nghiệp là trước hết. Một số tổ chức quốc tế hoạt động phi lợi nhuận tại Việt Nam có tiến bộ kỹ thuật mới nhưng ít được tham gia chương trình khuyến nông chung vì cơ chế và sự gắn kết.

Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ mới được cho là biện pháp quan trọng nhất để thuyết phục nông dân, tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng do chủ quan áp đặt của người chuyển giao công nghệ. Chủ đề được chọn ít đáp ứng nhu cầu cấp thiết và cấp bách của nông dân hay ít phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tài chính của nông hộ, không ít mô hình thực chất là hỗ trợ sản xuất. Do vậy, ngay cả nội dung xây dựng mô hình trình diễn cũng cần áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia, khi có sự đồng thuận và hồ hởi của nông dân thì mô hình dễ thành công và có sức lan tỏa tốt. Mặt khác, việc xây dựng mô hình hiện tập trung vào giới thiệu kỹ thuật sản xuất mới như sự lựa chọn giống cây con, đất trồng, phân bón và thức ăn, quản lý nước, bảo vệ cây trồng - vật nuôi, công cụ sản xuất, thực hành nông nghiệp… mà ít đúc kết chuyển giao những hình thức tổ chức sản xuất tốt, tiên tiến.

Cán bộ khuyến nông nhìn chung có trình độ khá về mặt kỹ thuật, nắm bắt công nghệ khi chuyển giao, tuy nhiên, còn hạn chế về phương pháp và kỹ năng chuyển giao. Những năm gần đây, chúng ta có nhiều ưu tiên để đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, đặc biệt ở cấp cơ sở. Hoạt động khuyến nông trung ương và địa phương cùng thực hiện theo một mục tiêu, phương pháp, thống nhất đánh giá và cùng tuyên truyền nhân rộng.

Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho nông dân trong hoạt động khuyến nông rất quan trọng, cùng với việc quan sát từ mô hình trình diễn, thông qua tập huấn, người nông dân sẽ tự tin hơn khi áp dụng công nghệ mới. Hoạt động này hiện đã cải tiến nhiều và áp dụng phương pháp mới như tập huấn gắn với hiện trường (FFS), tập huấn theo chủ đề, tập huấn tại hiện trường bằng hình ảnh… Song phần nhiều vẫn còn hiện tượng truyền đạt 1 chiều, áp đặt, ít quan tâm đến nhu cầu thực sự của học viên, gây nên hiệu quả thấp và nhàm chán. Bên cạnh đó, cần gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với hoạt động khuyến nông khi mà đào tạo nghề cần có 70% thực hành tại mô hình.

Tư vấn khuyến nông là một trong 4 nội dung hoạt động và trong tương lai tư vấn khuyến nông là việc làm chính của cả hệ thống khuyến nông nhà nước. Tư vấn là công việc thường xuyên giúp nông dân giải quyết các vấn đề khi họ phải đối mặt với thực tiễn sản xuất, xác định đúng vấn đề của nông dân và áp dụng giải pháp cho riêng họ để đạt hiệu quả cao nhất, chi phí ít nhất. Hiện nay, công tác tư vấn chỉ thực hiện trên đài phát thanh - truyền hình, trên báo ngành . Tư vấn trực tiếp còn rất ít, đặc biệt càng ở cấp cao hơn thì tư vấn trực tiếp lại ít hơn so với ở cơ sở.

Tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế về khuyến nông, trước mắt tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam A, Đông Bắc Á có nhiều nét tương đồng với nông nghiệp Việt Nam như: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung quốc…, theo phương thức khảo sát học tập lẫn nhau, trao đổi các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Đồng thời xúc tiến hợp tác với các nước tiên tiến có nền nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa, tự động hóa như: Hà Lan, Hoa Kỳ, Úc…

Nền nông nghiệp nước nhà đang phát triển theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, liên kết theo chuỗi giá trị để nông sản đạt các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công tác khuyến nông vì thế ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặt ra nhiều kỳ vọng, song cũng gặp nhiều thách thức. Chỉ tự đổi mới cách tiếp cận, thay đổi nội dung và phương pháp làm khuyến nông thì khuyến nông nhà nước mới làm tròn nhiệm vụ của mình và thể hiện vai trò chủ lực trong xu thế xã hội hóa công tác khuyến nông.

TS. Trần Văn Khởi (Nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)/ https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 35739

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 524439

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73571410