06:22 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nghề nuôi "kho báu" dưới đáy ao

Thứ sáu - 03/11/2017 10:37
Mỗi 1 ha nuôi trai lấy ngọc cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nông dân dễ dàng kiếm tiền tỷ mỗi năm.

Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc được thực hiện tại Ninh Bình từ năm 2013. Ảnh: Dântri

Những năm gần đây, bên cạnh ngọc trai nước mặn ngày càng khan hiếm, ngọc trai nước ngọt không chỉ được ưa chuộng trong lĩnh vực trang sức mà còn trở thành nguyên liệu cao cấp trong ngành mỹ phẩm toàn thế giới.

Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia… từ lâu đã có nhiều doanh nghiệp nổi tiếng nhờ cung cấp ngọc trai nước ngọt cho toàn cầu. Học theo mô hình đó, một số cơ sở nuôi trai lấy ngọc tại Việt Nam hiện cũng đã thành công bước đầu.

Thời gian gần đây, tại tỉnh Ninh Bình đang thực hiện thành công nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh. Mô hình đặc biệt này đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân. Thu nhập kinh tế từ việc nuôi trai lấy ngọc cao gấp 5 - 10 lần so với các loại vật nuôi khác.

 

Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nghề nuôi

Công đoạn ghép ngọc vào trai được thực hiện rất cẩn thận. Ảnh: Dântri

Chia sẻ với báo chí anh Đặng Văn Lưu, người thực hiện nghiên cứu đề tài đặc biệt này cho biết, mô hình được triển khai áp dụng ở xã Khánh Lợi, trên diện tích 2 ha từ năm 2013. Đây là phương pháp cấy ghép mô tế bào và nhân vào khu vực xoang màng áo ngoài của trai nước ngọt.

Để có được viên ngọc trai nước ngọt, ban đầu phải tìm được loài trai xanh cánh mỏng và trai đen cánh dày. Hai loại trai này có tuổi thọ cao, sức sống bền, khi trưởng thành có kích cỡ lớn từ 20 - 35cm, trọng lượng hơn 2kg/con.

 

 

 

 

 
 

Sau hai năm nuôi trồng, đến nay số trai cấy ngọc còn sống của đơn vị ông Việt đạt 55,9%, tương đương 11.200 con/ha và số ngọc trai thu được 14.300 viên/ha. Sản phẩm ngọc trai thu hoạch được phân làm sáu loại từ loại 1-5 và loại ngọc tự nhiên, trong đó có viên ngọc trị giá lên đến 5,5 triệu đồng.

 

Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nghề nuôi

Ngọc trai nước ngọt chưa qua chế tác. Ảnh: Vietnamnet

Cũng liên quan đến nghề nuôi trai lấy ngọc, theo Vietnamnet cho biết Ông Đinh Văn Việt, xã Khánh Lợi (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) hiện cũng đang sở hữu 3.000 hécta mặt nước nuôi trai, mỗi năm doanh thu từ ngọc đạt từ 3 tỉ đến 3,5 tỉ đồng. Hiện tại, ông Đinh Văn Việt đang tiếp tục triển khai chuỗi cửa hàng, xây dựng làng nghề và biểu diễn quy trình kỹ thuật cho khách du lịch. Mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp này là xuất khẩu ngọc ra nước ngoài.

Để có được thành quả trên, Đinh Văn Việt đã mất hơn mười năm đeo đuổi công việc nghiên cứu, thử nghiệm và nhiều lần phá sản mất trắng.

Thời điểm này ông cũng tìm ra được bốn loài trai nước ngọt ở Ninh Bình phù hợp với việc làm ngọc. Từ 1 tấn trai thu mua của người dân và nhân cấy được mua từ Công ty cổ phần ngọc trai Việt Nam, Đinh Văn Việt tiến hành triển khai cấy ghép ngọc trai dựa trên phương pháp ghép nhân và mô tế bào vào màng áo của trai cấy. Ngoài ra, để tạo sự phong phú và đa dạng thêm về hình dáng sản phẩm, ông đã triển khai thử nghiệm với phương pháp cấy phôi.

Sau hai năm nuôi trồng, đến nay số trai cấy ngọc còn sống của đơn vị ông Việt đạt 55,9%, tương đương 11.200 con/ha và số ngọc trai thu được 14.300 viên/ha. Sản phẩm ngọc trai thu hoạch được phân làm sáu loại từ loại 1-5 và loại ngọc tự nhiên, trong đó có viên ngọc trị giá lên đến 5,5 triệu đồng.

Ngoài sản phẩm chính là ngọc, vỏ trai còn được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, loài trai sống ở tầng đáy bể nuôi có thể kết hợp với các loài thủy sản khác để tận dụng tầng nước mặt. Sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 1 ha ao nuôi đạt trên 400 triệu đồng/năm.

Đến nay, trai nuôi nước ngọt ở Ninh Bình đã cho ra thị trường ba dòng sản phẩm ngọc gồm: ngọc trai tròn, ngọc trai cấy mô, ngọc trai hình tượng. Các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu tại Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Nội, TPHCM...

 Kiều Trang (T/h)/ Đời sống pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 414


Hôm nayHôm nay : 35356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 891625

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64877569