Khi nếm thử, vị cà chua không ngái mà thơm ngọt, ăn ngon không kém các loại quả cao cấp như cherry, nho... Thích thú với loại quả này, chị Thủy quyết định nhập giống từ Nhật Bản về Việt Nam trồng.
Tuy nhiên, do khác biệt khí hậu nên cà chua còi cọc, quả ăn chua và không đạt chất lượng như mong đợi. “Dù đã lấy đúng giống, thay đổi kỹ thuật chăm sóc nhưng cà chua ăn vẫn không giống như vị tôi đã nếm thử ở nước ngoài.
Một số người khuyên nên bón thêm phân kali để tăng chất lượng quả. Tuy nhiên, đây là loại phân vô cơ, nếu lạm dụng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe người dùng. Tôi muốn hướng đến một loại quả sạch đúng nghĩa nên đã loại bỏ phương án này”, chị Thủy nói.
Thời gian đầu do chưa biết cách phân chia tỷ lệ, hỗn hợp ủ thường xuyên bị hỏng phải đổ bỏ. “Nếu lên men thành công, phân ủ từ trứng sữa sẽ có mùi vị thơm ngậy, còn nếu sai thì sẽ có giòi và mùi thối rất khó chịu. Tôi không nhớ nổi mình đã phải đổ bỏ bao nhiêu mẻ. Cứ làm đến đâu lại tự mày mò, ghi chép rồi lại đọc tài liệu nước ngoài để tìm ra một công thức chung”, chị Thủy hào hứng chia sẻ.
Năm 2015, chị Thủy đầu tư trồng cà chua sạch trên diện tích 500m2 trong nhà kính và đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tự động. Thời gian đầu khi cây chưa ra trái thì hệ thống sẽ tưới ít hơn.
Mỗi ngày chị tưới 8 lần, mỗi cây tối đa khoảng 2 lít. Trong đó, hỗn hợp phân từ trứng và sữa đã được hòa ra với nước để cây dễ hấp thụ. Ngoài ra, để cây thụ phấn tốt, tránh sâu bọ, chị Thủy còn nuôi thêm khá nhiều ong trong nhà kính.
Nhờ được chăm sóc dinh dưỡng theo chế độ đặc biệt nên cây sinh trưởng tốt, mỗi cây cà chua trung bình thu hoạch được 4 – 6kg/vụ. Đặc biệt, chất lượng quả cũng được cải thiện rõ rệt: “Cà trái cây không còn vị ngái, chua mà ngọt thơm. Nhiều người vào vườn có thể hái ăn cả kg không biết chán. Nhiều người ví nó như “cherry của Việt Nam””, chị Thủy nói.
Nghiên cứu trồng thành công nhưng khó khăn nhất là khâu đưa sản phẩm ra thị trường. Cà trồng từ phân trứng sữa có giá 100.000 đồng/kg đắt gấp 5-6 lần so với cà chua thường.
Để đưa sản phẩm ra thị trường, chị Thủy cùng với các cộng sự của mình tiến hành quảng cáo trên Facebook và tham gia các triển lãm, hội chợ. Ngoài ra, chị còn hợp tác với các công ty truyền thông đẩy mạnh thành các chiến dịch nhằm tạo thương hiệu và giá trị cho sản phẩm.
“Nông dân thời đại này đã khác rồi. Chúng ta làm vườn nhưng cũng phải áp dụng công nghệ. Nếu không có chiến lược bài bản thì sản phẩm dù có tốt đến đâu cũng dễ gặp phải thất bại”, chị Thủy nói.
Tín hiệu phản hồi của khách hàng sau những lần dùng thử khá tốt. Nhiều người đã trở thành khách quen, thường xuyên đặt mua với số lượng lớn.
Đến năm 2017 chị Thủy cùng các cộng sự của mình quyết định mở rộng diện tích trồng cà chua trứng sữa lên 5.000m2. Hiện nay mỗi tháng cơ sở chị đưa ra thị trường từ 3- 4 tấn cà chua, thu lãi khoảng 100 triệu đồng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn