18:44 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên trì vận động gắn với xây dựng mô hình cụ thể

Thứ hai - 09/11/2015 10:03
Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt với nông dân (ND) đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi là công việc khó khăn nhưng luôn được các cấp Hội ND tỉnh An Giang kiên trì thực hiện. Dân Việt trao đổi với ông Trần Văn Cứng - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh An Giang về hoạt động này.

Ông Nguyễn Văn Cứng cho biết: Nông thôn An Giang có nhiều tính chất đặc thù về lối sống, phong tục, tập quán… nên việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ND tham gia bảo vệ môi trường cần có cách làm phù hợp.    

Cụ thể, việc tuyên truyền, vận động hội viên, ND tham gia bảo vệ môi trường ở An Giang có điểm gì khác?

- Ở An Giang, tập quán nuôi bò nhốt chung trong nhà ở của đồng bào dân tộc Khmer, nhất là vào mùa lũ, rất phổ biến. Nếp sống cũ của nông dân cũng không tốt cho môi trường, sức khỏe.  Các cấp Hội ND tùy từng vùng, từng thời điểm mà có những cách thức, hình thức tuyên truyền phù hợp. Vùng có đồng bào dân tộc thiểu số thì Hội vừa phải kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục vừa phải huy động nguồn lực xây dựng các mô hình cụ thể để bà con “mắt thấy, tai nghe” và làm theo…

Những cách làm, mô hình cụ thể mà Hội ND các cấp đã xây dựng, nhân rộng là gì?

- Về cơ bản, các mô hình đã thực hiện tương đối giống nhiều tỉnh ở ĐBSCL, đó là tập trung thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp khác để tiêu hủy. Ở An Giang, chúng tôi xây dựng các mô hình điểm. Trong năm 2014, Hội ND tỉnh cử cán bộ xuống 9 xã điểm nông thôn mới tuyên truyền, vận động ND, đặc biệt quan tâm tiêu chí về bảo vệ môi trường. Nhiều Hội ND xã đã thực hiện tốt xử lý rác thải trong chăn nuôi. Đã có hàng ngàn hộ ND ký cam kết bảo vệ môi trường như một quy chế. Trong số các quy chế này có những điểm tích cực như thực hiện quy trình sản xuất lúa theo mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”; thu gom rơm rạ dùng vào việc trồng nấm, không đốt bỏ...

 Đâu là yếu tố then chốt để  công tác vận động, hướng vẫn ND tham gia bảo vệ môi trường ở An Giang có hiệu quả, thưa ông?

 

"  An Giang là tỉnh đầu nguồn nước, nên Hội ND các địa phương vùng đó đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên bảo vệ nguồn nước cho chính mình và cho nhiều tỉnh phía cuối nguồn”.
Ông Trần Văn Cứng

- Đó là thực hiện kiên trì. Từ năm 2010 đến  nay, chúng tôi khẳng định kiên trì trong tuyên truyền, vận động ND là nhiệm vụ trọng tâm. Với đồng bào Khmer, thì giải pháp là “mưa dầm thấm lâu”, phải bền bỉ chứ không thể ngày một, ngày hai mà bà con hiểu và làm theo được.

Không thể “bắt” bà con đem bò ra nhốt bên ngoài nhà ở ngay mà phải đi từng bước. Chúng tôi vừa phối hợp chính quyền xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên) chọn 154 hộ Khmer nghèo để đầu tư mô hình chăn nuôi bò hợp vệ sinh; hướng dẫn xử lý chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ vi sinh...

Qua thực tiễn, Hội ND tỉnh có đề xuất gì đối với công tác tham gia bảo vệ môi trường?

 - Để ND tham gia bảo vệ môi trường cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các ngành, các cấp. Với đồng bào DTTS, việc tuyên truyền, hướng dẫn phải gắn với xây dựng các mô hình điểm cụ thể. Làm mô hình điểm để tuyên truyền, thuyết phục thì phải bố trí được nguồn lực. Ngoài nguồn lực từ ngân sách, các ngành, trong đó có Hội ND cần kêu gọi, vận động từ sự quan tâm, đóng góp của các tổ chức khác.

Xin cảm ơn ông!
 

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 505774

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73552745