09:55 EST Thứ sáu, 29/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh tế nông thôn Hà Nội chuyển dịch mạnh mẽ

Thứ tư - 31/01/2018 04:17
Năm 2017, Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) với 4 huyện và 255/386 xã về đích. Cùng với kết quả đáng khích lệ nêu trên, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người nông dân đang là nhiệm vụ xuyên suốt được TP tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,57%
Sau hai năm thực hiện giai đoạn 2 Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, đời sống của đại bộ phận người nông dân trên địa bàn TP tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của Hà Nội đến nay đã đạt trên 38 triệu đồng/năm. Nhiều địa phương có mức thu nhập bình quân chung theo đầu người cao vượt trội như: Thạch Thất 52 triệu đồng/người/năm, Đông Anh 47 triệu đồng/người/năm, Hoài Đức 43 triệu đồng/người/năm, Gia Lâm 41 triệu đồng/người/năm… Số hộ nghèo khu vực nông thôn cũng giảm nhanh qua các năm. Đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nông dân nghèo trên địa bàn TP đã giảm còn 2,57%. Một số địa phương có tỷ lệ hộ nghèo còn rất thấp gồm: Quốc Oai 0,48%, Gia Lâm 1%, Thanh Trì 1,41%...
Có được kết quả trên là nhờ TP đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về phát triển sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, đã bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: Vùng rau an toàn giá trị từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm, vùng cây ăn quả giá trị từ 0,5 - 1 tỷ đồng/ha/năm, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư giá trị từ 1 - 2 tỷ đồng/ha/năm… Đặc biệt, 105 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đóng góp trên 25% tổng giá trị ngành hàng nông nghiệp của Thủ đô cũng đang từng bước được nhân rộng.
Năm 2017, ngân sách TP đã quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm với tổng nguồn lực trên 3.772 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, TP cũng đã bố trí 250 tỷ đồng hỗ trợ các hộ vay vốn phát triển sản xuất. Những trợ lực trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Chú trọng phát triển hệ thống dịch vụ
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song việc nâng cao đời sống cho người nông dân của TP vẫn còn nhiều thách thức. Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội) Lê Thiết Cương, đến nay, toàn TP còn 29/386 xã chưa đạt tiêu chí về hộ nghèo và 43/386 xã chưa đạt tiêu chí về thu nhập. Đời sống của một bộ phận người dân nằm xa trung tâm TP, thuần nông, vùng đồng bào dân tộc miền núi còn thấp. Điển hình như: Ba Vì 30 triệu đồng/người/năm, Ứng Hòa 32,3 triệu đồng/người/năm, Mỹ Đức 34,1 triệu đồng/người/năm… Tỷ lệ nghèo của một số huyện còn cao, đơn cử như: Ba Vì 4,8%, Mỹ Đức 4,24%, Chương Mỹ 3,65%...
Để tiếp tục nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các sở, ngành cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ưu tiên phát triển những vùng chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến công.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng nhấn mạnh việc cần thiết xây dựng và mở rộng các khu, cụm công nghiệp - làng nghề, nhằm giải quyết việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Cùng với đó là chú trọng phát triển hệ thống dịch vụ, hướng tới mục tiêu từng bước chuyển dịch kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại.
Năm 2018, Hà Nội đặt mục tiêu có thêm ít nhất 26 xã và 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 41 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn khoảng 2,1%...
Theo Kinh tế  đô thị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178


Hôm nayHôm nay : 42803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1394382

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71621697