05:10 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh tế vườn - lợi lớn nhưng chưa khai thác tốt

Thứ bảy - 10/09/2016 10:02
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Giải pháp phát triển kinh tế vườn theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng duyên hải miền Trung”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại TP.Huế ngày 9.9.

Nhiều mô hình hiệu quả

Tại diễn đàn, nhiều mô hình kinh tế vườn thích ứng với BĐKH cho thu nhập cao tại các tỉnh vùng duyên hải miền Trung được giới thiệu. Nghệ An có mô hình tưới tiết kiệm bằng phun mưa tại gốc và tưới nhỏ giọt cho vườn cam tại huyện Quỳ Hợp, vườn rau tập trung tại huyện Quỳnh Lưu và các vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ.

So với kỹ thuật tưới truyền thống, việc áp dụng mô hình này giúp tiết kiệm từ 17-50% lượng nước tưới, 7- 40% phân bón; giảm công chăm sóc và vận hành trên 50%, qua đó năng suất cây trồng và thu nhập của người nông dân cao gấp nhiều lần.

 kinh te vuon - loi lon nhung chua khai thac tot hinh anh 1

Đại biểu dự diễn đàn tham quan mô hình vườn thanh trà tại phường Thủy Biều, TP.Huế.  An Sơn. 

Nhiều mô hình phát triển kinh tế vườn gắn với du lịch sinh thái ở các tỉnh cũng đã và đang đưa lại lợi nhuận lớn. Tại phường Thủy Biều (TP.Huế), 140ha thanh trà cho quả trồng trong các nhà vườn cổ kính đã được đưa vào khai thác du lịch trải nghiệm. Nhiều năm qua, Thủy Biều trở thành điểm đến thường xuyên của du khách trong và ngoài nước. Ngoài thu nhập từ thanh trà đạt bình quân 160 triệu đồng/ha, nông dân nơi đây còn có nguồn thu đáng kể từ các hoạt động dịch vụ du lịch. 

 

 

Tại Hà Tĩnh, cũng có nhiều mô hình kinh tế vườn thích ứng với BĐKH cho hiệu quả cao. Điển hình là mô hình thâm canh cam, chanh ở xóm Thanh Bình (xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, cho năng suất 80- 90 tạ/ha. Với 50ha cam và chanh, doanh thu bình quân hàng năm của người dân ở đây đạt 300- 400 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 200-300 triệu đồng/ha. Tại Quảng Trị, các mô hình trồng cam ở vùng đất chết (huyện Hải Lăng), trồng nhãn trên vùng đất khô cằn, sỏi đá (huyện Cam Lộ), trồng thanh long ruột đỏ trên đất thường xuyên có nguy cơ ngập lụt (huyện Triệu Phong) cũng đã đưa lại thu nhập cao cho người nông dân.

Còn mang tính tự phát

Theo các đại biểu dự diễn đàn, mặc dù tại các tỉnh đã có nhiều mô hình kinh tế vườn cho hiệu quả kinh tế cao nhưng việc phát triển lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Ông Trần Đình Dũng (Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn- Bộ NNPTNT) cho biết, hiện kinh tế vườn ở nước ta còn yếu kém, chưa được tổ chức, quản lý tốt. Ông Dũng nêu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: Tiềm năng, lợi thế của kinh tế vườn chưa được nhận thức và phát huy; thiếu liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chưa thực hiện được quy hoạch phát triển cho từng địa phương kết hợp phát triển trong và ngoài vùng; công nghệ chế biến lạc hậu, chưa gắn với vùng nguyên liệu; nhân lực làm kinh tế vườn chưa được đào tạo…

Nói về giải pháp phát triển kinh tế vườn, GS- TS Ngô Thế Dân (Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam) đưa ra kinh nghiệm ở tỉnh Sơn La. Tại tỉnh này, mỗi địa phương chọn 2- 3 loại cây phù hợp, có hiệu quả, thực hiên ghép cải tạo và cho hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Dân, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển kinh tế vườn phải được chú trọng để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Như kinh nghiệm làm vườn mẫu ở Hà Tĩnh có quy hoạch bố trí sắp xếp lại vị trí các khu vườn, ao, chuồng để bảo đảm sản xuất ra các sản phẩm an toàn.

Nhiều đại biểu đề xuất lập câu lạc bộ hoặc hợp tác xã VAC theo Luật Hợp tác xã. Hợp tác xã này lo 3 khâu chính: Thống nhất quy trình, tiêu chuẩn chất lượng; kiểm tra chất lượng; thu gom, tiêu thụ hết sản phẩm cho các hộ gia đình. Tiêu biểu như Hợp tác xã Rau an toàn tự nhiên (xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La) trồng rau sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ với các siêu thị, nhà hàng. Nhiều đại biểu nhấn mạnh, những người làm kinh tế vườn phải có kiến thức công nghệ thông tin: Biết truy cập Internet để quảng bá sản phẩm, tìm thị trường, nắm bắt thông tin kỹ thuật mới và có khả năng tổ chức du lịch sinh thái ngay trên vườn nhà mình.

Ông Trần Văn Khởi- quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, hiện ở nước ta có nhiều mô hình kinh tế vườn cho thu nhập hàng tỷ đồng. Kinh tế vườn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng việc phát triển lĩnh vực này đang có nhiều bất cập. Theo ông Khởi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự quan tâm của chính quyền và ngành nông nghiệp đối với kinh tế vườn còn hạn chế; thiếu áp dụng khoa học kỹ thuật; ảnh hưởng của BĐKH…

“Diễn đàn này là nơi chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin, giúp nhà nông và các nhà khoa học, nhà quản lý trao đổi để rút kinh nghiệm, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế vườn”- ông Khởi nói. 

Theo Dân Việt

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213


Hôm nayHôm nay : 31269

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943480

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73990451