15:46 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ sư, cử nhân bỏ phố quay về làm...nông dân-mừng hay lo?

Chủ nhật - 09/07/2017 23:54
Đó là chàng kỹ sư trẻ Ngô Đức Tiệp, quê ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Anh đã bỏ công việc của 1 kỹ sư xây dựng ở đất thủ đô để về quê nhà làm...nông dân với việc gây dựng vườn hoa.

Sau nhiều năm miệt mài “đèn sách” trên giảng đường đại học, khi ra trường, những cử nhân, kỹ sư vốn xuất thân từ các vùng nông thôn lên Thủ đô học tập đều mong muốn tìm được một công việc ổn định ơ thành phố. Thế nhưng, cũng có không ít bạn trẻ quyết định rời xa thành phố để về quê làm... nông dân, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất của quê hương mình.

 ky su, cu nhan bo pho quay ve lam...nong dan-mung hay lo? hinh anh 1

Say mê với nghề trồng hoa, hiện Ngô Đức Tiệp có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, với sự năng nổ, nhanh nhẹn, Ngô Đức Tiệp, tổ dân phố Thá, phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) đã nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với ngành học của mình tại một công ty xây dựng ở Hà Nội. Là một kỹ sư xây dựng, Tiệp đã theo công trình đi làm ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tại những điểm đến, Tiệp thấy rất ấn tượng với các mô hình hay trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những cánh đồng hoa bạt ngàn. Ngắm nhìn những ruộng hoa rực rỡ sắc màu, Tiệp đã nhận ra niềm đam mê thật sự của mình. Năm 2013, Tiệp quyết định từ bỏ công việc của một kỹ sư xây dựng vốn là niềm mơ ước của nhiều người để về quê theo đuổi ước mơ được làm nông dân trồng hoa.

Với kiến thức trồng hoa thu lượm được từ thực tế những năm công tác ở Hà Nội, ban đầu khi mới bắt tay vào làm, Tiệp chỉ trồng thử nghiệm hơn một sào hoa cúc, hoa hồng. Hai vụ hoa đầu tiên, do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thu nhập từ việc bán hoa chỉ đủ để Tiệp trả tiền giống và phân bón. Không nản chí, chàng thanh niên trẻ lên mạng tìm đọc về kỹ thuật trồng hoa, rồi cần mẫn học hỏi kinh nghiệm từ các chủ vườn hoa lớn ở Hưng Yên, Hà Nội, từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng dần diện tích trồng hoa mỗi vụ. Hiện nay, Tiệp duy trì trồng trên 2.000 m2 với đủ các loại hoa như: hồng, cúc, đồng tiền, ly, lan... đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.

Không phải đi chợ bán hoa như nhiều hộ dân khác, hoa của Tiệp được thương lái các nơi đến trực tiếp mua tại vườn. Nhiều khách hàng đã quen chỉ cần gọi điện thoại để Tiệp gửi hoa theo xe ô tô cho khách đi các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình... Ngoài trồng các loại hoa truyền thống, để tăng thu nhập, Tiệp còn đầu tư trồng thêm hàng trăm chậu hoa lan, hoa hồng leo, hoa hồng ngoại để bán. Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, thu nhập từ vườn hoa của Tiệp cũng đạt trên dưới 200 triệu đồng. Nếu thời tiết thuận lợi, lợi nhuận có thể lên tới trên 300 triệu đồng/năm.

Quyết định về làm nông dân của Tiệp ban đầu khiến người thân và nhiều bạn bè phản đối. Có người còn bảo anh “dở hơi” đã tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, lại đang có nghề nghiệp đàng hoàng, lương tháng cả chục triệu đồng lại bỏ về quê làm nông dân. Thế nhưng, khi được hỏi: Có khi nào anh thấy tiếc vì đã từ bỏ công việc của kỹ sư xây dựng để về làm nông dân không?.

Anh Tiệp thẳng thắn chia sẻ: Với mình, hơn 7 năm học tập và công tác ở Hà Nội là không uổng phí. Khoảng thời gian đó giúp mình trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, tích lũy được nhiều kiến thức, vốn sống cho bản thân. Theo công trình đi đến nhiều miền đất mới, mình mới nhận thấy niềm đam mê thực sự của bản thân để theo đuổi. Không phải người trẻ nào cũng trồng được hoa. Bởi, trồng hoa không phải chỉ áp dụng theo công thức mà cần phải có cả kinh nghiệm sống, có tâm hồn thưởng hoa, yêu hoa. Biết thả hồn vào hoa thì trồng hoa mới đẹp được...

Ngày nay, khi các công ty, doanh nghiệp mở ra ngày một nhiều, cơ hội về việc làm cũng dễ dàng hơn nhiều năm về trước. Thế nhưng, cũng như Tiệp, chàng trai trẻ sinh năm 1990 Nguyễn Trọng Chính, xóm 8 Vĩnh Sơn, xã Tân Sơn (Kim Bảng) lại từ chối cơ hội việc làm bàn giấy để hằng ngày...cầm cuốc ra ruộng. Nhận thấy tiềm năng về đất đai, lao động ở quê hương, ngay sau khi cầm tấm bằng Đại học Nông, lâm Thái Nguyên, Chính đã trở về quê  cải tạo hơn 2 mẫu vườn, ruộng để sản xuất. Với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và sau khi tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường, Chính lựa chọn phát triển các loại cây ăn quả.

Nói thì dễ, nhưng từ ý tưởng đến thực hiện không hề dễ dàng. Để gỡ khó về nguồn vốn, Chính nhờ bố mẹ, người thân vay vốn giúp để đi mua giống, thuê nhân công. Ban đầu, Chính trồng nhãn lồng, nhãn Khoái Châu, Hưng Yên. Tận dụng phần đất còn trống giữa các gốc nhãn, Chính trồng xen canh các loại táo đại, táo đào. Bởi theo Chính, đây đều là những giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc và tiêu thụ, lại cho quả trái mùa nên rất thuận lợi trong việc cải tạo, thu hoạch. Nhận thấy tiềm năng phát triển của những giống cây trồng này, Chính còn học phương pháp rồi trực tiếp sản xuất cây giống, đáp ứng nhu cầu làm vườn của bà con quanh vùng. Cùng đó, nhận bao tiêu táo, nhãn cho người dân địa phương để xuất đi thị trường các tỉnh miền Bắc.

Với nguồn thu không nhỏ từ bán quả và cây giống, hiện Chính còn thầu thêm ruộng ở một số xã lân cận để mở rộng diện tích sản xuất, xây dựng các vườn ươm cung cấp các giống cây ăn quả có giá trị  như: cam, chanh, bưởi… cho thị trường miền Bắc và miền Nam, tổng thu nhập mỗi năm lên tới vài trăm triệu đồng.

Chia sẻ về bí quyết làm giàu khi tuổi còn khá trẻ, chàng nông dân trẻ thế hệ 9X này cho biết: Trên thực tế, có không ít sinh viên sau khi học xong đại học quyết bám trụ lại thành phố để làm việc. Hoặc vì điều kiện, hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nhiều thanh niên nông thôn đã chọn con đường ly hương để lên Hà Nội hay vào miền Nam làm thuê. Trong khi ở quê, nếu biết tận dụng những lợi thế của địa phương thì cũng không khó để làm giàu.

"Khi còn học đại học, được tìm hiểu, thực hành trồng nhiều giống cây mới, tôi đã thấy rất yêu thích công việc này. Mỗi khi về quê, thấy đồng đất quê mình rộng mà còn bỏ trống nhiều. Bà con nông dân chưa biết khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, tôi đã quyết tâm sau khi tốt nghiệp sẽ về quê để ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn sản xuất của mình...", Nguyễn Trọng Chính thổ lộ.

Mỗi năm, toàn tỉnh có hàng trăm cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học. Có những người phải làm nông dân vì không tìm được việc làm khác, bên cạnh đó, cũng không ít người trẻ đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp và trở thành những “triệu phú” nông dân trẻ.

Những mô hình nông nghiệp ấy đã mở ra hướng làm ăn mới cho thanh niên, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở nông thôn. để thu hút trí thức về quê làm giàu, chung sức xây dựng quê hương, rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành. Trong đó, ngoài việc tư vấn, hướng nghiệp, cần nhất là việc tạo nguồn vốn vay để những người trẻ có trí thức và nhiệt huyết có thể hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.

 
Theo Nguyễn Oanh (Báo Hà Nam)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 146


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206380

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72889089