04:14 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu

Chủ nhật - 19/03/2017 10:40
Với mong muốn người tiêu dùng được ăn những ngọn rau ngon ngọt, đậm đà, không hóa chất… một kỹ sư trẻ quyết định chịu lỗ gần nửa năm trời để theo đuổi đam mê trồng rau hữu cơ.
Anh là Nguyễn Thế Hạnh, 28 tuổi, kỹ sư nông nghiệp, quản lý sản xuất của Công ty TNHH Liên kết nông dân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Công ty của anh liên kết với nông dân để sản xuất ra rau hữu cơ theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Bàn tay lấm lem đất đỏ, anh Hạnh nhổ củ cà rốt ngay trên ruộng, cười tươi: “Thành quả của người nông dân là đây!”.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 1
Rau hữu cơ khác rau sạch ở chỗ không sử dụng bất cứ chất hóa học nào. Ảnh: NGÂN NGA

 

Để rau đủ chất dinh dưỡng, công ty phải đi thu mua phân bò và phân gà về để ủ một thời gian rồi đưa đi kiểm định, đạt tiêu chuẩn mới được bón cho đất. Muốn đuổi sâu bọ ăn rau thì phải đi mua lá xoan Ấn Độ từ Bình Thuận về ủ; ớt, gừng, tỏi được xay ra rồi trộn lại với nhau ủ cho lên men, sau đó tất cả được hòa vào nước với nhau rồi phun lên rau thay cho thuốc trừ sâu.
Theo anh Hạnh, do sử dụng thuốc hoàn toàn bằng thảo mộc, không có hóa chất nên cứ ba ngày phải phun chất cay như trên nhưng cũng chỉ hạn chế một phần nào đó thôi. Do đó phần lớn là công nhân phải tự nhổ cỏ và bắt sâu. Rau củ quả trồng bằng quy trình này mẫu mã không đẹp và cho năng suất không bằng trồng rau an toàn. Đổi lại rau có độ giòn, ngọt, đậm đà hơn rất nhiều lần so với những loại rau trồng bình thường.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 2
Rau hữu cơ có độ giòn, ngọt, đậm đà hơn rất nhiều lần so với những loại rau trồng bình thường. Ảnh: NGÂN NGA

 

Công ty giao khoán cho anh 2 ha đất, lời lỗ gì là anh hưởng hết. Do thời gian đầu chưa có vốn nhiều nên anh chưa có điều kiện để xây nhà kính nhằm tránh tác động từ thiên nhiên như mưa, nắng, sâu bọ… Do đó mùa mưa phải giăng lưới, hạn chế rau bị dập, nếu mưa lớn thì vẫn bị trôi mất hạt giống.
Thông thường rau cứ 25-30 ngày tuổi là được thu hoạch đem đi tiêu thụ ở TP.HCM. Trung bình mỗi tháng anh bán được khoảng 33 triệu đồng.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 3Rau sử dụng thảo mộc để đuổi sâu bọ chỉ hạn chế được một phần nên người nông dân phải bắt từng con sâu. Ảnh: NGÂN NGA

 

“Chị thấy ở Việt Nam có mấy kỹ sư như em lăn lộn ngoài đồng không? Làm nông phải có đam mê, quy trình sản xuất rau hữu cơ đơn giản nhưng quá trình thực hiện thì khó. Công nhân mới tuyển vào ban đầu họ nhìn sơ qua công việc rồi bảo đơn giản, chẳng có gì khó. Nhưng sau một thời gian bỏ công sức ra chăm sóc, họ biết quý trọng cây rau hơn” - anh Hạnh nói.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 4
Thông thường cứ 25-30 ngày là rau được thu hoạch. Người trồng rau sẽ cắt từng cây ngay tại ruộng chứ không nhổ ào ạt. Ảnh: NGÂN NGA

 

Không có tiền đầu tư máy móc nên tất cả đều làm bằng tay chân. Rau tới ngày thu hoạch là công nhân phải ngồi ngay ruộng cắt từng gốc cây chứ không phải nhổ toàn bộ rồi cắt một lượt. Để đảm bảo được rau tươi ngon nhất đến người tiêu dùng thì buổi sáng công nhân chỉ làm mỗi việc thu hoạch, buổi chiều mới chăm sóc cây. Rau cũng trồng theo mùa, đối với thời tiết lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là trồng bắp cải, súp lơ, su hào, cà rốt. Riêng xà lách, cải ngọt, cải ngồng, cải xanh, cải thảo thì trồng quanh năm.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 5
Để rau được tươi ngon nhất tới người tiêu dùng, buổi sáng người nông dân sẽ thu hoạch còn buổi chiều là công đoạn chăm sóc cây. Ảnh: NGÂN NGA

 

Nghề trồng rau hữu cơ tương đối vất vả. Anh Hạnh tốt nghiệp đại học chuyên trành trồng trọt, ra trường đi làm nhân viên cho một công ty chuyên về sắt thép. Vì đam mê trồng trọt, muốn được làm đúng ngành nghề yêu thích nên anh đã quyết định nghỉ công ty cũ, chuyển sang làm quản lý về trồng rau hữu cơ. Ban đầu do đất chưa được cải tạo nên có ngày anh dậy từ sáng sớm, đến 9-10 giờ tối mới nghỉ. “Trong vòng một tháng em sút 8 kg. Mẹ thương, khuyên em bỏ nghề nhưng em bảo vất vả mấy cũng chịu được!” - anh kỹ sư nông nghiệp hiền lành chia sẻ.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 6
Hạnh phúc của anh Nguyễn Thế Hạnh là nhìn thấy thành quả do chính mình bỏ công sức chăm sóc. Ảnh: NGÂN NGA

 
Sau năm tháng đầu tư với số vốn khoảng 80 triệu đồng, giờ Hạnh đã bắt đầu lấy lại được vốn, ước tính khoản hai tháng nữa vườn rau bắt đầu có lời. “Lúc đó em sẽ dành dụm tiền làm hệ thống nhà lạnh để bảo quản rau được tươi lâu hơn và xây dựng nhà kính để hạn chế rủi ro do tác động từ môi trường. Làm ra rau hữu cơ không giống như rau sạch nên em chỉ mong muốn người tiêu dùng thấu hiểu được mà chia sẻ với kỹ sư nông dân như em" - anh Hạnh cười hiền.
 
NGÂN NGA/PLO
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 382

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 381


Hôm nayHôm nay : 25336

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 837709

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64823653