Ở Việt Nam, cà cuống được chế biến thành những món ăn đặc sản và còn làm gia vị cho món ăn. Hiện nay, trong tự nhiên, cà cuống đang có nguy cơ bị tuyển chủng do có nhiều thay đổi về môi trường, khí hậu và cả hoạt động canh tác của bà con nông dân. Nhiều nhà hàng con phải nhập cà cuống từ các nước như Campuchia, Thái Lan,...Loài này có bản chất hung dữ, dễ làm ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác nên để nuôi được loài này cần khu biệt lập.
Đặc điểm của cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8 cm, có con lên đến 10–12 cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2–3 mm, rộng 2–3 mm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Ở con đực tuyến này phát triển mạnh hơn con cái. Tinh dầu này rất quý, nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế.
Theo một chủ một nhà hàng, giá cà cuống hiện nay có giá từ 30.000 đến 35.000/ 1 con. Còn đối với tinh dầu cá cuống, do mỗi con lấy được khoảng 0,02ml, lượng tinh dầu con cái bằng 1/20 tinh dầu con đực nên mỗi giọt tinh dầu có giá đến 50.000 đồng.
Cà cuống có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Chúng rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng điện.
Để bắt đầu xây dựng mô hình nuôi cà cuống trước tiên cần chú ý chọn địa điểm nuôi có môi trường nước không bị ô nhiễm và các yếu tố thuỷ sinh tuần hoàn. Có thể xây bể gạch xi măng với kích thước 80x40x40cm. Với diện tích này có thể nuôi đến gần 200 con cà cuống.
Nguồn nước phải qua hệ thống lọc và lắng có thể sử dụng nước mưa, thay nước hàng tuần, xả nước củ chừa lại 1/4 lượng nước trong bể. Thả dưới đáy bể một lớp bùn sạch hay sỏi cát phân hữu cơ sạch để tạo môi trường thuỷ sinh trồng thêm những cây thuỷ sinh rong tảo, thả bèo lục bình vào cọc gổ mục để cà cuống có môi trường bám vào và đẻ trứng
Thức ăn của cà cuống là côn trùng động vật, gồm cá nhỏ, nhái, dế, cào cào, châu chấu, các loại côn trùng khác. Chú ý phải tách những con nhỏ mới nở sang bể khác cùng kích cở để tránh cà cuống lớn ăn thịt con nhỏ. và trên bề mặt bể nuôi phải có nắp đậy bằng lưới lổ nhỏ tránh cà cuống thoát ra ngoài. Cà cuống sẽ cho thu hoạch sau 45 ngày.
Quốc Bảo/ VietQ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn