06:55 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ vọng và chờ đợi

Thứ tư - 21/05/2014 03:41
“Nghị định nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra” đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành sẽ có hiệu lực từ 20/6/2014, khẳng định cá tra là ngành sản xuất có điều kiện và đặt Hiệp hội Cá tra Việt Nam vào vị trí rất quan trọng. Tất cả mở ra những kỳ vọng song còn phải chờ đợi.

Điều kiện

Nghị định nêu lên hàng đầu một vấn đề bức xúc lâu nay là quy hoạch nuôi và chế biến cá tra: “Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra phải phát huy lợi thế và tiềm năng của địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá tra trên thị trường trong và ngoài nước”. Trước nay, ngành sản xuất cá tra luôn chao đảo giữa hai thái cực thừa - thiếu, giữa sản xuất với khả năng tiêu thụ của thị trường và trong nội bộ ngành giữa nuôi với chế biến, gây ra nhiều tổn thất, cuối cùng rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Yếu kém này đã được nhìn nhận từ chục năm trước nhưng “nói mà không ai làm”.

Nay Bộ NN&PTNT được giao nhiệm vụ chủ trì lập quy hoạch tổng thể, còn các địa phương căn cứ vào đó lập quy hoạch chi tiết. Nội dung chính của quy hoạch “xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá tra thương phẩm, công suất của các cơ sở chế biến cá tra”.

Từ đó, phù hợp quy hoạch sẽ là một điều kiện tiên quyết của các cơ sở nuôi và chế biến cá tra. Với cơ sở nuôi phải “được cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản địa phương xác nhận việc đăng ký diện tích và sản lượng nuôi cá tra thương phẩm” và được cấp mã số nhận diện. Đến ngày 31/12/2015, tất cả các cơ sở nuôi cá tra phải có chứng nhận VietGAP hoặc các chứng nhận quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Đến năm 2015, hầu hết các cơ sở nuôi cá tra phải có chứng nhận VietGAP - Ảnh: Ngọc Trinh

Muốn xuất khẩu cá tra, phải có cơ sở chế biến cá tra được công nhận. Nếu không có cơ sở chế biến, phải có hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua sản phẩm cá tra với cơ sở chế biến có đủ điều kiện. Những quy định này sẽ loại bỏ được các doanh nghiệp thương mại “ăn xối ở thì, chụp giựt” mà lâu nay đã phê phán.

Tất cả các lô hàng cá tra xuất khẩu muốn thông quan, phải được xác nhận của Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Nghị định quy định chi tiết thủ tục làm hồ sơ thông quan, những trường hợp được xác nhận những trường hợp bị từ chối, tuy nhiên đây cũng là những nội dung đang dẫn đến nhiều lo âu.

 

Chờ đợi

Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam Hồ Văn Vàng cho biết, trong hơn một năm qua, Hiệp hội đã tổ chức 4 cuộc hội thảo về ngành cá tra, họp Ban chấp hành 3 lần, Tổng thư ký và Văn phòng Hiệp hội hàng tháng họp riêng với chi cục thủy sản, hiệp hội thủy sản các tỉnh ĐBSCL để nắm thông tin. Có thể thấy, Hiệp hội đang hoạt động không thường xuyên, nghiệp dư trong lúc Nghị định đòi hỏi Hiệp hội phải có tính chuyên nghiệp cao để giữ vai trò chủ động thúc đẩy nâng cao chất lượng cá tra, xây dựng thương hiệu quốc gia.

Điều 8 của Nghị định quy định, Hiệp hội Cá tra Việt Nam có trách nhiệm thẩm định và xác nhận hợp đồng xuất khẩu cá tra, nếu hồ sơ chưa đủ thì trong một ngày phải có văn bản yêu cầu bổ sung, nếu hồ sơ đã đủ thì trong ba ngày phải xác nhận cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu. Trong hồ sơ đăng ký xuất khẩu có rất nhiều văn bản phải thẩm định, từ nuôi đến chế biến cá tra đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của một ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện, trong lúc doanh nghiệp xuất khẩu có hàng trăm và rải khắp nước, Hiệp hội làm thế nào để đảm bảo thời gian mà không rơi vào hình thức? Phó Chủ tịch Hồ Văn Vàng cho biết, cuộc họp sắp tới của Ban thường trực sẽ bàn những vấn đề vừa nêu.

Điều 12 của Nghị định giao cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam một năm hai lần công bố giá sàn cá tra nguyên liệu. Đây là nội dung Hiệp hội kiến nghị từ lâu nhưng nay đã được phép thì làm thế nào để thực hiện? Ông Vàng cho biết, còn phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính về phương pháp tính giá thành cá tra nguyên liệu.

Cũng ở Điều 12 của Nghị định giao cho Hiệp hội chủ trì: “Thống kê tình hình nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra và định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính”. Đây cũng là một vấn đề bức xúc của ngành cá tra, lâu nay thông tin thường không chính xác dẫn đến nhiều kế hoạch sai lầm. Với công tác này, thời gian qua Hiệp hội đã có nhiều chủ động và bước đầu xây dựng được hệ thống thu thập thông tin từ cơ sở.

>> Theo nhiều chuyên gia, sự ra đời của Nghị định đưa lại nhiều hy vọng cho các doanh nghiệp và người dân trong việc thiết lập kỷ luật cho thị trường cá tra xuất khẩu, đặc biệt là tình trạng bán phá giá.

Sáu Nghệ
Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cá tra

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 354

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 353


Hôm nayHôm nay : 64924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123225

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71350540