07:36 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm rau sạch mở… tour du lịch...

Thứ sáu - 19/08/2016 10:27
Không chỉ trồng rau sạch xuất bán, những người nông dân ở Trác Văn (Duy Tiên – Hà Nam) giờ còn một nghề mới đó là hướng dẫn viên du lịch “bất đắc dĩ”...
Nhiều đoàn khách quốc tế về đây cũng xắn quần lội ruộng, cày cuốc, nhễ nhại mồ hôi để trồng rau. Họ được trải nghiệm những tour du lịch đậm chất dân dã.

Sau 3 năm triển khai và xây dựng, giờ đây tổ hợp tác SX rau sạch Trác Văn, xã Trác Văn, đã mở rộng thành 4 nhóm riêng biệt, tổng diện tích gần 6ha. Thanh Thủy đi đầu và cũng là nhóm SX hiệu quả với sản lượng rau xuất bán ra thị trường thuộc diện lớn nhất.

Chị Phạm Thị Tuyền, nhóm trưởng cho biết, năm 2014, khi có chủ trương tích tụ ruộng đất, chị cùng nhiều người có ý tưởng hợp tác trồng rau sạch. Theo dự kiến ban đầu, mô hình sẽ tích tụ khoảng 2ha đất của các hộ dân liền kề. Tuy nhiên, một số hộ không đồng ý, diện tích chỉ đạt hơn 1ha. Vì vậy, nhóm vẫn phải thuê thêm gần 8 sào với giá 90kg thóc/sào/năm.

Nhóm 14 người, tất thảy đều là phụ nữ. Theo chị Tuyền, cả nhóm được một giảng viên huyện mời từ Hà Nội về dạy kỹ thuật trồng rau 3 tháng liền. Bước vào mô hình, các thành viên tương đối bỡ ngỡ, vì làm gì cũng phải theo quy trình, sai coi như làm lại từ đầu. Sau 3 tháng trồng đỗ tương để cải tạo đất, lại đến 3 tháng tập huấn để làm rau sạch thực sự. “Lúc đầu cũng vất vả lắm, chưa quen. Làm ra những cây rau đầu tiên, thị trường lại chưa có”.

Chị Tuyền chia sẻ, một năm đầu tiên là chuỗi những ngày đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Rau làm ra chưa có thương hiệu, thiếu thị trường, giá bán rẻ như cho vẫn ê hề.


15-54-46_2
Ảnh: Kế Toại  

Ngay bản thân chị Tuyền, cũng có lúc bị dao động, muốn bỏ cuộc. “Cứ xuống giống lại gặp trời mưa, rau cải chết sạch. Đợt giáp Tết 2015, bọn tôi chưa nắm được thị trường, SX toàn bộ cải bắp, su hào thế là không bán được. Sau năm đó, bọn tôi dần rút ra được kinh nghiệm”, chị Tuyền nhớ lại.

Ông Nguyễn Văn Đức, trưởng nhóm Nguyên Đức cho biết, nhóm thuộc hàng em út, mới được thành lập từ tháng 2/2016, diện tích SX có độ 1ha. 4 hộ tham gia, gom góp được 1,7 mẫu ruộng, phần còn lại đi thuê. Hiện tại, nhóm đang SX rau chuyển đổi, chủ yếu tập trung vào các loại rau cải và rau thơm. Theo ông Đức, dù bước đầu rất khó khăn, đầu ra chưa ổn định nhưng các thành viên đều rất tin tưởng vào nghề trồng rau sạch. Số tiền đầu tư đã tới vài trăm triệu, rau bán lấy vốn xoay vòng, người trồng chưa có công. “Qua giai đoạn này, sắp tới chúng tôi sẽ trồng rau sạch, được cấp chứng nhận, nhãn hiệu. Mong rằng việc SX thuận lợi, đầu ra ổn định để chúng tôi yên tâm làm ăn”, ông Đức tâm sự.

Do làm lâu, nhóm của chị Tuyền đã có đầu ra ổn định. 90% sản lượng rau được chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm (Hà Nội) thu mua. Phần còn lại, xuất bán trong tỉnh không đủ, nhiều lúc cháy hàng. Tháng cao điểm, nhóm Thanh Thủy xuất khoảng 3 tấn rau, củ, quả các loại. Các loại rau được bán theo kiểu đồng giá 15 nghìn đồng/kg. Rau thơm thì được giá hơn, 20 nghìn đồng/kg.


15-54-46_3
Cây rau đem lại cho thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng  

Chị Tuyền bật mí, không chỉ làm rau, thỉnh thoảng các thành viên trong nhóm còn được làm hướng dẫn viên “bất đắc dĩ”. Thỉnh thoảng, tổ hợp tác Trác Văn lại đón đoàn từ các tỉnh về tham quan, học hỏi mô hình SX rau sạch. Không chỉ trong nước, nhiều đoàn khách nước ngoài cũng được các tour tổ chức du lịch kiểu “home stay”.

“Mới đây, có một đoàn du khách Bỉ 12 người về đây tham quan. Họ chịu khó lắm, xắn quần lội ruộng cuốc đất, trồng rau như nông dân. Họ ở lại liền 4 ngày, hằng ngày đều ra đồng cùng người dân”, chị Tuyền kể. Dù bất đồng ngôn ngữ, nhưng bằng hành động chân tay, những hướng dẫn viên du lịch “bất đắc dĩ” đã giúp những du khách nước ngoài có chuyến đi đáng nhớ.

Ông Nguyễn Văn Phóng, GĐ HTX DVNN Trác Văn cho biết, trong quy hoạch xây dựng NTM, địa phương sẽ xây dựng khoảng 23ha SX rau sạch theo hướng VietGAP. Ban đầu, ít hộ tham gia vì không tin tưởng vào thành công của mô hình.

Đầu năm 2016, khi nhận thấy hiệu quả từ nhóm Thanh Thủy, nhiều hộ dân đồng loạt đăng ký chuyển đổi SX. Từ đó, các nhóm SX rau sạch Hồng Thủy, Nguyên Đức, Thanh Huyền… lần lượt ra đời. Do mới SX, sản lượng của 3 nhóm này mới chỉ đạt khoảng 1 tấn/tháng. Toàn tổ hợp tác, mỗi tháng sẽ xuất ra thị trường khoảng 6 tấn rau, củ, quả.

Ông Phóng hồ hởi, phải khẳng định, cho tới thời điểm này, xã không phải đi vận động, người dân vẫn tự giác làm đơn xin chuyển đổi. Tương lai về vùng rau sạch 23ha của xã Trác Văn sẽ không còn xa.

Thu nhập của người trồng rau ở Trác Văn được tính theo bảng chấm công theo giờ. Lợi nhuận được bao nhiêu, trích một phần để làm vốn xoay vòng, còn lại chia đều theo số giờ làm việc. Trung bình, rau đem lại thu nhập cho mỗi thành viên khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.... 

Theo Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 147


Hôm nayHôm nay : 51963

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1190067

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71417382