04:35 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lan giống cấy mô có chất lượng cao

Thứ hai - 08/10/2018 03:51
Vài năm trở lại đây, trồng lan cắt cành ngày càng đạt hiệu quả cao, tăng cả về chất và lượng. Hướng tới việc trở thành trung tâm giống cây (con), đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông dân thành phố và các tỉnh, TPHCM tập trung phát triển cây giống cấy mô (thay vì gieo hạt, giâm cành) cho cây lan cắt cành và nhiều giống cây khác, kể cả cây dược liệu.

Giống cây cấy mô trong ống nghiệm giúp cây con có năng suất cao, chất lượng tốt

Giống cây cấy mô trong ống nghiệm giúp cây con có năng suất cao, chất lượng tốt

Năng suất cao

Năm 2016, UBND TPHCM phê duyệt Chương trình phát triển giống cây, giống con trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020, xác định phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và là trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao.
Theo Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM (AHTP), để trở thành trung tâm giống cây đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL và khu vực Đông Nam bộ thì việc sưu tầm, bảo tồn, lai tạo và tạo ra được số lượng lớn giống cây năng suất cao, chất lượng tốt là một trong những vấn đề được quan tâm.
Hiện nay, nuôi cấy mô được xem là một công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất nhanh các giống cây trồng có giá trị và đồng nhất về kiểu gen lẫn kiểu hình so với cây mẹ được chọn lọc ban đầu, nhằm giúp việc canh tác, chăm sóc và thu hoạch được thuận lợi. Đặc biệt, nếu cây trồng bị thoái hóa giống hay bị nhiễm virus thì nuôi cấy mô sẽ phát huy hiệu quả cao hơn so với các công nghệ truyền thống trước đây.

Hiện nay, AHTP có 4 trung tâm hoạt động trong lĩnh vực nuôi cấy mô, có quy mô 3 phòng nhân giống được trang bị 18 tủ cấy, 6 phòng sáng để chăm sóc cây, với công suất khoảng 12 triệu cây/năm, thực hiện sưu tập hơn 150 giống lan, trong đó chọn ra được 8 giống mà thị trường ưa chuộng.

Ngoài ra còn có các nhà hậu nuôi cấy mô. Phần lớn công ty nuôi cấy mô tập trung chủ yếu vào hoa lan, cây cảnh và một số cây dược liệu quý, do nông dân và nhà vườn mua cây lan giống nuôi cấy mô rất nhiều vì hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng lan là khá cao. Hàng năm, có khoảng 12,6 triệu cây lan giống nuôi cấy mô được sản xuất ra, chiếm 79,1% tổng sản lượng cây giống nuôi cấy mô toàn TPHCM.

Đơn cử, lan dendrobium được sản xuất nhiều nhất, khoảng 10,5 triệu cây giống nuôi cấy mô/năm, chiếm 83,9% sản lượng lan giống nuôi cấy mô. Kế đến là lan hồ điệp, với sản lượng khoảng 520.000 cây giống nuôi cấy mô/năm...

Tương tự, Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã lai tạo thành công hơn 50 tổ hợp lai giữa các giống lan nhập khẩu với nhau và giữa lan nhập khẩu với lan rừng Việt Nam. Trong đó, có 40 cá thể lai đã được các nhà khoa học đánh giá có triển vọng, có 6 dòng lan mới được bảo hộ và 6 dòng lan đã nộp đơn đang chờ bảo hộ.

Trên cơ sở bộ sưu tập giống lan, Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã chọn lọc những giống có khả năng thích nghi tốt, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng để tiến hành nhân giống; đồng thời xây dựng thành công quy trình nhân giống in vitro (trong ống nghiệm) phù hợp cho các giống khác nhau và tăng cường nhân nhanh, để cung cấp cây giống phục vụ sản xuất.

Chuyển giao thành công

Theo Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, từ năm 2007-2017, trung tâm đã hợp tác và tiến hành chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan cho các đơn vị trong và ngoài TPHCM, như Trung tâm Giống nông nghiệp Đồng Tháp, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Định, Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận… Còn AHTP góp phần hình thành một số vùng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, như với gần 330 mô hình sản xuất hoa lan tại nhiều xã ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn. 

Sở NN-PTNT TPHCM cho biết, giai đoạn 2010-2017, thành phố có khoảng 47 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, cung ứng trên 81.198 tấn hạt giống các loại, ước tính đáp ứng trên 1 triệu hecta gieo trồng trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận.

TPHCM có khoảng 35 phòng cấy mô, nghiên cứu ra 267 giống mới (phần lớn là giống lan) và sản xuất trên 16 triệu cây/năm, cung ứng cho 240ha. Hoa, cây kiểng chiếm cơ cấu 5% so với ngành nhưng giá trị, lợi nhuận cao, riêng sản xuất giống lan cấy mô đạt trên 9,7 triệu cây.

Ngoài việc chuyển giao quy trình và cung cấp giống cây cho các hộ nông dân, AHTP còn hỗ trợ, chuyển giao cho các công ty sản xuất, kinh doanh giống cây cấy mô. Kết quả cho thấy, tỷ lệ cây sống hơn 95%, bảo tồn được số lượng cây giống. Cây sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều do được trồng trong nhà ươm cây giống; giá thành cây giống giảm 50% so với cây nhập nội cùng kích thước...

Bên cạnh đó, các cá nhân, đơn vị tiếp nhận chuyển giao được hướng dẫn cụ thể giúp nắm rõ và làm chủ được công nghệ. Từ đó, công ty có thể cung cấp được số lượng lớn các giống hoa lan in vitro, các giống cây con chất lượng cao cho các nhà vườn khác, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, giảm công lao động, rút ngắn thới gian, chủ động được nguồn giống cây trong sản xuất…

Theo các nhà khoa học, mặc dù các cơ sở sản xuất cây giống nuôi cấy mô đạt được những thành tựu lớn nhưng đều có những tồn tại chung gây ảnh hưởng đến chất lượng cây giống cấy mô, như hầu hết bản quyền giống gốc không mua được mà phải thực hiện tuyển chọn các giống cây mẹ thông qua sản xuất thử nghiệm trên đồng ruộng; phần lớn các cơ sở chưa trang bị đầy đủ hệ thống kiểm tra virus cây giống sạch bệnh trước khi đưa vào nuôi cấy in vitro và nhân giống ngoài vườn ươm; chưa có quy trình chuẩn nhân giống in vitro cho các cây chủ lực. Ngoài ra, chưa có quy trình của cơ quan nhà nước ban hành hướng dẫn công tác quản lý giống cây nuôi cấy in vitro.

THANH HẢI/ Nông nghiệp.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 305

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 302


Hôm nayHôm nay : 92134

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 802248

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73849219