22:14 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng tất bật sản xuất vào mùa nước nổi

Thứ năm - 14/09/2017 21:42
Hàng năm, khi mùa lũ về là thời điểm người dân chuyên sống bằng nghề sản xuất lưới, lợp, câu… ở xã Tân Long (TX.Ngã Năm) lại tất bật làm ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đánh bắt cá của nông dân trong mùa nước nổi...

Những ngày này, tại xóm lưới ấp 18, mỗi người một việc: Người bắt viền, người bắt phao, dập chì cho lưới. Đang dập chì, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: “Xóm lưới này hoạt động quanh năm, nhưng mạnh nhất vào mùa nước nổi. Năm nay nước lũ về sớm hơn mọi năm, gia đình tôi 4 người làm hết công sức mới đủ lưới bán. Hiện tôi xuất bán bình quân 40 tay lưới/tháng, lãi vài triệu đồng”.

Người dân ngụ ấp 18 sản xuất lưới vào mùa nước nổi.
Người dân ngụ ấp 18 sản xuất lưới vào mùa nước nổi.

Tại ấp 19, không khí sản xuất cũng tất bật không  kém. Ông Trần Văn Nhứt - người có trên 20 năm làm nghề vóc câu - nói: “Nhà tôi có 4 người, do ít đất trồng trọt nên chủ yếu sống dựa vào nghề vóc câu. Năm nay lũ về sớm nên nhà nào cũng tất bật vóc câu để bán. Những hôm khách hàng cần gấp số lượng lớn, gia đình tôi phải làm tới khuya mới đủ hàng bán cho người ta. Bình quân mỗi ngày vợ chồng tôi làm ra 300 cần câu thành phẩm, bán với giá 65.000 đồng/100 cần câu, lãi gần 150.000 đồng...”.

Còn ông Lê Thanh Nhàn - cùng ngụ ấp 19 - đang vóc mấy nan tre làm cái lợp cuối cùng để giao cho khách hàng trong ngày. Ông Nhàn cho biết: “Lợp ở đây được làm bằng tre già, sau đó cắt khúc ra vóc nhỏ rồi đan xen kẽ với nhau theo kích thước dài khoảng 8 tấc, ngang 3 tấc. Mỗi ngày tôi làm được 2 cái, bán giá 40.000 đồng/cái, lời khoảng 20.000 đồng/cái”.

Theo ông Quách Hoàng Em - Bí thư xã Tân Long, nghề đan lưới, vóc câu, đan lợp tại xã là nghề truyền thống, gắn bó với người dân trên 40 năm qua. Đa số hộ theo nghề là đồng bào dân tộc Khmer thuộc diện hộ nghèo - cận nghèo hoặc ít đất sản xuất. Nghề truyền thống này đã giúp nhiều người dân nơi đây có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Để bảo tồn và phát huy làng nghề, địa phương sẽ có kế hoạch hỗ trợ người dân về vốn, thay đổi phương thức sản xuất theo hướng cơ giới hoá; đồng thời khuyến cáo các cơ sở không nên sản xuất các loại ngư cụ nằm ngoài danh mục cho phép để tránh tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo cách tận diệt. 

TÚ ANH/ Lao động
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 47945

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 988245

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74035216