02:33 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông 80 tuổi "cắm" sổ đỏ làm đường bê tông

Thứ sáu - 08/05/2015 21:57
Lão nông có tinh thần "nông thôn mới" - đó là lời nhận xét chân tình của ông Nguyễn Tiến Lĩnh – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Đông (Cẩm Mỹ, Đồng Nai) về ông Đoàn Văn Vang - lão nông 80 tuổi hiến đất, cầm sổ đỏ làm đường NTM.
Ông Lê Văn Hải – Trưởng ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) dẫn tôi đến đoạn đường bê tông vừa hoàn thành do ông Đoàn Văn Vang (Tư Vang) cầm sổ đỏ làm. “Lúc đầu, xã không có ý định bê tông hóa đoạn đường này vì kinh phí lớn mà dân trên đoạn đường này chỉ có 6 hộ. Nghe vậy, ông Tư Vang bàn với gia đình lấy sổ đỏ đi cầm ngân hàng rồi thỏa thuận với 5 hộ còn lại, sau đó yêu cầu xã bê tông hóa luôn”, vừa dẫn tôi đi mục sở thị đoạn đường ông Hải vừa kể.

Không trông chờ hỗ trợ

Năm 2014, xã Xuân Đông có chủ trương và thực hiện làm đường giao thông nông thôn tại tổ 22 của ấp Bể Bạc. Do đoạn đường phía trước nhà ông Vang cùng một số hộ dân khác là nhánh đường nhỏ, số hộ dân sinh sống quá ít nên chưa đủ điều kiện thực hiện. Thế là, 150m đường với kinh phí 50 triệu đồng trước nhà, xã “chê” không làm, ông rủ 5 hộ còn lại hùn vốn làm đường. Thấy 5 hộ kia bảo chỉ kham nổi 20 triệu đồng nên ông gánh luôn 30 triệu còn lại. Suy nghĩ mãi, cuối cùng ông thấy khả thi nhất vẫn là cầm sổ đỏ cho ngân hàng lấy 30 triệu đồng. Bà Tư – vợ ông, và 4 người con nghe ông có ý định này lúc đầu ngỡ ngàng, sau đó cũng đồng thanh hưởng ứng.

 

Lao nong 80 tuoi 'cam' so do lam duong be tong
Mỗi chiều ông Vang lại mang chổi ra quét đường- con đường mà ông phải cầm sổ đỏ để bê tông hóa. Ảnh: Trần Đáng
Ông Hải cho biết, khi cả nhà thống nhất cầm sổ đỏ lấy tiền làm đường, ông Tư ôm hồ sơ vay ngân hàng sang nhà ông nhờ giúp. Thấy ông Tư bảo, nhà không có tiền, giờ có cái sổ đỏ nếu xã muốn bê tông hóa luôn đoạn đường này thì cầm hồ sơ này đi vay giúp!

 

Với 30 triệu đồng tiền vay, cứ 3 tháng ông Tư phải trả lãi ngân hàng 620.000 đồng. Hỏi hai vợ chồng già lấy tiền đâu trả lãi ngân hàng, ông cười khì: “Thì vợ chồng tôi nhịn ăn trả lãi”. Nghe ông Tư nói, bà Tư chen vào câu chuyện: “Vợ chồng tôi sống nhờ đám tiêu, cà phê trong vườn. Mảnh vườn này lão hóa hết rồi, nhưng đến vụ cũng nhặt nhạnh được ít hạt đem bán. Ổng còn được thêm tiền phụ cấp 240.000 đồng/tháng từ Hội Người cao tuổi nữa”.

Khi triển khai bê tông hóa con đường, thấy mặt đường (3,5m) chưa đủ tiêu chuẩn, ông Tư hiến luôn 210m2 đất để làm. “Lỡ làm rồi thì làm cho tới luôn. Mình làm đường cho bà con, cháu chắt đi thì sợ gì thiệt chứ”- ông Tư Vang nói dứt khoát.

Đã làm phải làm cho tới

Hiện ấp Bể Bạc có 14 con đường giao thông nông thôn với khoảng 10km, trong đó 80% đã bê tông hóa. Theo ông Hải, không phải xã Xuân Đông sợ khó mà ngay ban đầu không có ý định bê tông hóa đoạn đường này. “Chúng tôi thấy, kinh phí làm đường thì lớn mà hộ dân sống trên đoạn đường lại thưa thớt nên nghĩ nếu bày ra bắt nông dân đóng góp kinh phí chỉ tội cho bà con”- ông Hải giãi bày.

Còn theo ông Hoàng Tham – cán bộ phụ trách Chương trình nông thôn mới của xã Xuân Đông, quan điểm của chúng tôi là đâu nhất thiết phải bê tông hay nhựa hóa giao thông nông thôn thì mới là nông thôn mới, chỉ cần “cứng hóa” (đất đỏ hóa - PV) là được. Tuy nhiên, theo ông Tư, đoạn đường này phải bê tông hóa. Trước đây khi chưa bê tông hóa, cứ mưa xuống là mặt đường lầy lội sình lầy, đi làm vườn hay giao thương rất vất vả. Khi trời nắng, mặt đường tan hoang, không thể cho xe san lấp vì toàn là đá tảng.

Ông Nguyễn Tiến Lĩnh – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Đông, nghe nhắc đến ông Tư Vang cười vui: “Ông Tư Vang sống rất có nghĩa tình với làng xóm. Ông ấy có tinh thần làm nông thôn mới lắm”.

Hôm tôi đến, ông Tư  Vang đưa cho xem bằng khen của tỉnh Đồng Nai và giấy khen của huyện Cẩm Mỹ vì “có công trong phong trào xây dựng nông thôn mới”. Ông Tư bảo: Để gom nhiều nhiều rồi treo lên tường một thể.  
Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 183


Hôm nayHôm nay : 38491

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1176595

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71403910