14:16 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lavifood bắt tay ILMI xây nhà máy chế biến rau quả

Thứ bảy - 31/03/2018 03:28
Lavifood và ILMI (Hàn Quốc) đang xúc tiến kế hoạch khởi công xây dựng Nhà máy Chế biến nông sản tại Khu công nghiệp VSIP Hải Dương vào quý II/2018 tới.

Nhà máy chế biến rau quả công suất 15.000 tấn/năm

Sau nhiều chuyến đi tới Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương… tìm kiếm địa điểm đầu tưNhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, Công ty cổ phần Lavifood và Công ty Nông nghiệp và Thủy sản ILMI (Hàn Quốc) đã quyết định chọn Khu công nghiệp VSIP Hải Dương làm địa điểm dừng chân.

Vùng nguyên liệu trồng rau củ của nông dân tại Hưng Yên, Hải Dương và các huyện Mê Linh, Phúc Thọ (Hà Nội) là một trong những lý do VSIP Hải Dương được chọn.

.
Theo kế hoạch, Nhà máy chế biến rau quả sẽ khởi công vào tháng 8 năm nay và đi vào hoạt động vào tháng 5/2019.

Nhà máy chế biến rau quả công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng theo kế hoạch sẽ khởi công vào tháng 8 năm nay.

Dự kiến, tháng 5/2019, Nhà máy sẽ đi vào hoạt động, với nhu cầu về vùng nguyên liệu khoảng 600 ha.

Ông Đinh Hùng Dũng, Phó tổng giám đốc Lavifood cho hay, trong quá trình xây dựng nhà máy, tại vùng trồng nguyên liệu, Công ty sẽ phối hợp với các chuyên gia nông nghiệp chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ nông dân tăng sản lượng, tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường, đưa khoa học kỹ thuật từ thời điểm gieo trồng tới lúc thu hoạch, để sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu.

Lavifood không phải là tên tuổi xa lạ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến xuất khẩu rau, củ, trái cây (tươi và đông lạnh). Công ty đang sở hữu hệ thống vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến tại Khu Công nghiệp Phú An Thạnh, Xã An Thạnh, Huyện Bến Lức (Long An). Doanh nghiệp này có thị trường xuất khẩu lớn sang Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Australia…

Trước đó, Lavifood đã đầu tư 1.500 tỷ đồng xây dựng Nhà máy Chế biến rau củ Tanifood tại Tây Ninh. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2018, dự kiến mỗi ngày tiêu thụ 500 tấn xoài, chanh dây, dứa (khóm), thanh long…

Đây là lý do ông Oh Yeong Cheol, Chủ tịch HĐQT Công ty ILMI (Hàn Quốc) cho rằng, nhà máy tại VSIP Hải Dương sẽ thuận lợi về đầu ra khi Lavifood là doanh nghiệp xuất khẩu chuyên nghiệp, có nhiều đối tác tại các thị trường lớn. Còn ILMI, chỉ tính đơn hàng xuất khẩu củ cải đã qua chế biến sang thị trường Hàn Quốc mà ILMI là cầu nối đã giúp tiêu thụ một phần lớn sản lượng của nhà máy.

Hấp dẫn xuất khẩu rau quả

Xuất khẩu rau quả không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, thúc đẩy doanh nghiệp chi các khoản đầu tư lớn cho xây dựng nhà máy chế biến rau quả phục vụ xuất khẩu.

Năm 2017, xuất khẩu rau quả đạt 3,5 tỷ USD, tăng hơn 40%, trong đó, nhiều loại trái cây tươi như vú sữa, xoài, nhãn… đã vào được thị trường khó tính như Mỹ, Nhật… Kết quả này khiến cục diện hàng xuất khẩu thay đổi. Đây là năm đầu kim ngạch xuất khẩu rau quả vượt qua dầu thô và năm thứ hai “qua mặt” gạo, mang về giá trị thặng dư 2 tỷ USD.

Phân tích về cơ hội của rau quả xuất khẩu, ông Đinh Hùng Dũng cho rằng, xuất khẩu có thể đạt kỳ tích hơn khi doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư chế biến quy mô và chuyên nghiệp.

“Tại các nhà máy của Lavifood, chúng tôi chủ trương áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu thu mua, chế biến đến xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt các chứng chỉ quốc tế”, theo ông Dũng.

Nhà máy của Lavifood với ILMI cũng được trang bị dây chuyền công nghệ hàng đầu thế giới, như dây chuyền cấp đông IQF của OctoFrost, công nghệ đóng chai Hpp-Rieckermann, Krones (Đức), dây chuyền cô đặc Bertuzzi, dây chuyền sấy Pigo (Italia), công nghệ xử lý nhiệt Reinetsu (Nhật)...

Được biết, Nhà máy Chế biến rau quả tại VSIP Hải Dương chưa phải dự án cuối cùng trong danh sách đầu tư mới của Lavifood. Trong kế hoạch mở rộng đầu tư, Công ty sẽ đầu tư 3- 4 nhà máy ở các vùng như Tây Ninh, Long An… để nâng cao tính chuyên nghiệp trong xuất khẩu và tiếp cận khách hàng nhập khẩu lớn.

Ông Dũng nói, đây là con đường ngắn nhất đưa rau quả Việt đến các thị trường thế giới, cũng như giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc, thị trường đang chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam...

Theo baodautu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 428


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 858927

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64844871