13:09 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa giống trên cánh đồng mẫu lớn

Thứ bảy - 06/06/2015 21:01
Trong số các hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác ở Bình Định, HTX nông nghiệp Phước Hưng được biết đến là đơn vị liên kết sản xuất tiêu thụ lúa giống trên cánh đồng mẫu lớn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng lúa giống ngay trên đồng ruộng.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng lúa giống ngay trên đồng ruộng.

 

Từ liên kết sản xuất lúa giống

Với diện tích 660 ha chuyên trồng lúa, chiếm 86% số diện tích đất nông nghiệp, kinh tế Phước Hưng chủ yếu nhờ vào nghề nông. Người nông dân với những thửa ruộng manh mún, diện tích ít, sản xuất nhỏ lẻ, thông tin thị trường hạn chế nên sản phẩm làm ra luôn bị ép giá, thường rơi vào cảnh, "được mùa, mất giá", khi được giá lại không có nông sản để bán. Từ thực tế trên, năm 2010, Ban quản trị HTX Phước Hưng đã xây dựng phương án liên kết sản xuất tiêu thụ lúa giống với Công ty giống cây trồng miền trung Tây Nguyên, thuộc Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) trình Đại hội xã viên ban hành Nghị quyết, và được UBND xã thống nhất.

Để chương trình hợp tác đạt hiệu quả cao, Giám đốc HTX Phước Hưng Trần Tăng Long cho biết, HTX đã chủ động phối hợp UBND xã vận động các thành viên HTX tham gia quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung, với diện tích lớn; làm cầu nối ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức tập huấn quy trình sản xuất đến tận địa bàn thôn, xóm; cử cán bộ kỹ thuật phối hợp ThaiBinh Seed đứng chân trên từng cánh đồng, theo dõi hướng dẫn gieo sạ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Nỗi lo về vốn cho nông dân, những hộ tham gia cũng được "hóa giải" khi họ được ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cuối vụ mới phải thanh toán nhưng không tính lãi, còn sản phẩm sau khi thu hoạch đạt tiêu chuẩn sẽ được Công ty thu mua với giá cao hơn giá thóc thường từ 1.500 - 1.700 đồng/kg.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về những mặt được của liên kết sản xuất, nên bà con đăng ký tham gia sản xuất lúa giống nhiều hơn. Từ chỗ cả xã chỉ có chưa đến 100 hộ tham gia với diện tích sản xuất 84 ha năm 2010, cho thu hoạch được gần 400 tấn lúa giống, đến năm 2014 diện tích đã tăng lên 590 ha, với tổng số hộ liên kết là 1.800 hộ, cuối vụ thu hoạch tiêu thụ gần 2.700 tấn lúa giống, với giá cao hơn thóc thường tại thời điểm là 1.500 đồng/kg, mang lại giá trị gia tăng hơn 4 tỷ đồng. Riêng vụ đông xuân năm 2014-2015 vừa qua HTX cũng đã tổ chức sản xuất trên 400 ha lúa giống và đã thu mua, tiêu thụ 2.200 tấn.

Điều ít ai ngờ tới là mô hình liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ lúa giống của Phước Hưng trong thời gian qua đã "đi tắt, đón đầu" Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản trên cánh đồng lớn.

Đến cánh đồng mẫu lớn

Hiệu quả từ liên kết sản xuất tiêu thụ lúa giống của HTX đã tạo điều kiện cho việc triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn xã Phước Hưng có nhiều thuận lợi, nhưng để cho "chắc ăn", HTX đã phối hợp cùng với chính quyền, các đoàn thể và thành viên HTX triển khai thí điểm trên địa bàn bốn thôn Quảng Nghiệp, Tân Hội, Lương Lộc và Nho Lâm. Với mục tiêu đặt ra là thực hiện đồng bộ quy trình kỹ thuật tiên tiến từ khâu giống, làm đất, sạ hàng, bón phân, theo dõi chăm sóc phòng trừ sâu bệnh và quản lý đến khâu thu hoạch. Từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập cho người trồng lúa. Kết quả bước đầu, các mô hình cánh đồng mẫu lớn đã cho năng suất 72 tạ/ha, tăng 4 tạ/ha, so với những thửa ruộng sử dụng giống tùy tiện, gieo sạ dày, lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Quan trọng hơn, đó là tạo tâm lý phấn khởi và tin tưởng không chỉ đối với nông dân tham gia mô hình, mà còn lan tỏa ra các thôn khác. Đến nay HTX đã tổ chức thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn cả bảy thôn trong xã, với tổng diện tích 252 ha, năng suất bình quân đạt 80 tạ/ha. Giám đốc Trần Tăng Long cho biết: Quá trình "xóa bờ thửa, mở rộng bờ vùng" hình thành các cánh đồng mẫu lớn đã tạo nhận thức cho nông dân về tầm quan trọng phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, áp dụng phương thức "ba giảm, ba tăng", "một phải, năm giảm" để đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, với phương thức sản xuất mang tính bền vững thể hiện tính vượt trội về năng suất, giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập hộ thành viên, đã góp phần nâng cao đời sống kinh tế, giảm hộ nghèo trên địa bàn xã xuống còn 2%.

Thời gian tới, HTX sẽ đẩy mạnh mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn. Vấn đề đặt ra là để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Theo đó, tạo điều kiện khuyến khích các nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc một số giống lúa thuần có năng suất cao, chất lượng gạo tốt đưa vào sản xuất, thay dần những giống lúa có năng suất thấp, chất lượng kém. Các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, mở rộng địa bàn kinh doanh trong và ngoài nước, chọn thị trường ổn định, sau đó ký kết tiêu thụ trực tiếp với nông dân. Còn các HTX nông nghiệp sẽ làm cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, nhằm hạn chế nạn cò mồi, thương lái ép giá, tạo chuỗi liên kết lâu dài, bền vững, tránh tình trạng được mùa thì mất giá, sản phẩm nông dân làm ra không có nơi tiêu thụ như hiện nay.

BÀI, ẢNH: LƯƠNG TÂN, BẢO THY
Theo nhandan.org.vn



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 136


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321603

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73368574