03:24 EDT Thứ sáu, 26/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lợi ích từ mái che bảo vệ rau màu

Thứ ba - 17/01/2017 02:11
Nhiều năm qua, bà con nông dân vùng canh tác rau màu huyện Đông Anh đã chủ động tìm hiểu, đầu tư lắp đặt hệ thống mái che nilon bảo vệ cho cây trồng.
Mô hình qua thực tế áp dụng cho thấy hiệu quả kinh tế rất tích cực. 
Gia đình ông Trần Văn Thúy (thôn Vân Trì, xã Vân Nội) có 5 sào trồng rau màu, một năm canh tác từ 6 - 7 vụ. Những năm trước, hễ vào mùa mưa hoặc giá rét, ông Thúy lại thấp thỏm với nỗi lo thất thu, bởi cây trồng suy giảm năng suất.
Thế nhưng nỗi lo đó đã là câu chuyện cũ. Giờ đây, chỉ với những dụng cụ đơn giản gồm nilon và tre, nứa hoặc sắt thép, ông Thúy đã lắp đặt được hệ thống mái che bảo vệ cho rau màu. Cũng giống như gieo mạ cấy lúa, rau xanh được nilon che phủ tránh được ảnh hưởng bất lợi của sương muối, giá rét, trong khi vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Không chỉ có ý nghĩa với cây con khi mới gieo trồng, khi rau đã phát triển, che nilon giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của những cơn mưa. Chị Trần Thanh Hiền (thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương) chia sẻ, hễ trời mưa lớn, chỉ cần kéo nilon phủ từng luống, rau sẽ tránh bị gãy, đổ. Thêm nữa, rau xanh khi đó bán cũng được giá hơn, do nguồn cung ít nhiều giảm. Việc sử dụng mái che nilon còn giúp điều chỉnh được nhiệt độ, ánh sáng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. 
Dù vậy, hệ thống đơn giản nhưng mang lại khá nhiều tiện ích này vẫn chưa thể “phổ cập”. Một trong những nguyên nhân là do chi phí lắp đặt không phải là nhỏ. Theo chia sẻ của nhiều bà con nông dân, khung mái che có thể là tre, nứa hoặc sắt thép. Mái che chỉ có một chất liệu là nilon, tuy nhiên, cũng có nhiều loại ứng với các mức đầu tư khác nhau. Hiện, người dân khi lắp đặt mái che thường chọn khung bằng sắt và nilon loại tương đối tốt. Theo đó, chi phí để dựng lên hệ thống mái che cho mỗi sào canh tác rau màu khoảng 1,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, khung bằng sắt, thép có thể sử dụng vài ba năm, nhưng mái che nilon thường xuyên phải thay thế, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.   
Ông Nguyễn Xuân Hà - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết, do có thể giúp kiểm soát tốt được tác động của yếu tố thời tiết nên mái che nilon có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất rau màu của bà con. Đến nay, khoảng 40% diện tích vùng rau trên địa bàn huyện, người dân đã áp dụng mô hình mái che nilon này vào quy trình sản xuất. Cũng theo ông Hà, hiện nay, cả TP và huyện Đông Anh đều chưa có cơ chế trợ giúp chi phí lắp đặt hệ thống mái che nilon. Tuy nhiên, hỗ trợ về chi phí thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kỹ thuật, công tác phòng trừ dịch bệnh tổng hợp trên cây trồng theo chủ trương chung của TP vẫn được địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời. Việc chủ động áp dụng kỹ thuật trong canh tác của bà con đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Theo Lâm Nguyễn/ Kinh tế đô thị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166


Hôm nayHôm nay : 33813

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1214483

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65200427