19:43 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lợi lớn nhờ cơ giới hóa chăn nuôi

Thứ tư - 02/09/2015 20:18
Việc ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi những năm qua của Hà Nội đã cho nhiều kết quả tích cực.

HTX Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội) ứng dụng hệ thống thiết bị chăn nuôi khá hiện đại.

Theo thống kê, TP.Hà Nội là địa phương hiện có đàn gia súc, gia cầm đứng ở tốp đầu cả nước với tổng đàn trâu bò trên 170.000 con, trong đó đàn trâu 24.000 con, đàn bò sữa trên 15.000 con, đàn bò thịt trên 130.000 con. Đàn lợn trên 1,5 triệu con, đàn gia cầm thủy cầm gần 25 triệu con. Đến nay, tỷ trọng chăn nuôi đã đạt 52,7% cơ cấu trong nông nghiệp.

Trong đó, Hà Nội đặc biệt chú trọng vào cơ giới hóa hệ thống chuồng nuôi, là việc điều khiển được tiểu khí hậu chuồng nuôi, bảo đảm chủ động được nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng phù hợp với sự phát triển của vật nuôi. Chuồng nuôi luôn thông thoáng và bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho vật nuôi sinh trưởng tốt, nâng cao khả năng sinh sản, khả năng cho sữa.
 

Trong chăn nuôi lợn, đến nay đã có hàng trăm hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư đã xây dựng hệ thống chuồng nuôi kín (điều tiết nhiệt bằng hệ thống điện trong chuồng nuôi), thay cho chuồng hở. Với chăn nuôi bò sữa, có tới gần 70% số hộ (trong tổng số trên 3.300 hộ chăn nuôi bò sữa) lắp đặt hệ thống làm mát, hệ thống chống nóng để đảm bảo sức khỏe cho bò sữa trong mùa hè.

Cơ giới hóa trong hệ thống phối trộn thức ăn, đây cũng là một tiến bộ đáng kể trong chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Đến nay, trong số hơn 3.300 hộ chăn nuôi bò sữa đã có trên 80% số hộ sử dụng các loại máy cắt cỏ, thái cỏ. Đặc biệt một số mô hình đã sử dụng máy trộn thức ăn hoàn chỉnh (TMR) và sử dụng 100% thức ăn tổng hợp cho đàn bò sữa để nâng cao sản lượng, chất lượng sữa. Trong chăn nuôi lợn và gia cầm quy mô lớn ngoài khu dân cư (trên 800 hộ chăn nuôi lợn, trên 2.000 hộ chăn nuôi gia cầm), đã có gần 70% các hộ sử dụng thiết bị máng ăn máng uống tự động, bán tự động.

Có thể khẳng định việc đưa cơ giới hóa trong chăn nuôi đã mang lại hiệu quả rõ nét làm giảm nhân công lao động, nâng cao năng suất chăn nuôi. Với 1 trại chăn nuôi, nếu như trước đây phải sử dụng hàng chục người lao động để thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại thì giờ đây chỉ cần sử dụng 1 - 2 lao động. Trước năm 2010, năng suất sữa mới đạt trên 4 tấn/chu kỳ thì nay đã đạt trên 5 tấn/chu kỳ, ở lợn tỷ lệ nái sinh sản trước đây đạt dưới 2 lứa/năm, đến nay đạt 2,2 - 2,3 lứa/năm, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi một cách rõ nét.  

Nguồn: Theo danviet
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1158067

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71385382