18:45 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lướt ván cả tiếng “săn” con khều, chưa kịp lên bờ lái đã ào tới mua

Thứ tư - 25/03/2020 00:18
(Dân Việt) DANVIET.VN. Thủy triều vừa rút xuống, hàng chục “thợ săn” ở xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa) lại bắt đầu với công việc đầm bùn đi tìm loại khều đặc sản. Khều di chuyển trên mặt bùn rất nhanh, rất khó để bắt...nhưng cũng phải "khuất phục" trước đôi bàn tay của người dân Đa Lộc.

Hành trình “thu phục” con khều

Theo chân những người “thợ săn” con khều xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) đi tìm con khều đặc sản, với quảng đường dài gần 2 km, lội bì bõm dưới lớp bùn sâu 40-50cm. Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN mới thấy được nghề săn khều cũng vất vả như bao nghề khác. Nhưng bù lại sự khổ cực đó là niềm vui, giá bán con khều cũng ổn định, người bắt khều vừa đặt chân lên bờ đã có thương lái ào tới thu mua.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 1

Phải bỏ rất nhiều công sức mới "thu phục" được con khều. Ảnh: Vũ Thượng

Con khều là con gì? Con khều là loài gì? Nhiều người xem dân Đa Lộc bắt con khều đều hỏi vậy. Con khều giống y hệt như con cua, con còng, cũng có tám cẳng 2 càng, chân có lông, thuộc lớp giáp xác sống chủ yếu ở cửa sông, biển, nơi có mực nước không cao, lên xuống hằng ngày.

Đây là một loài tựa con cua thường đào hang, lỗ để sinh sống, ẩn nấp, khi có thủy triều rút xuống thì chúng bắt đầu bò lên mặt bùn kiếm ăn và phơi nắng, chỉ cần có tiếng động nhẹ là lập tức lao ngay xuống hang.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 2

Dấu hiện để nhận biết con khều là hai càng nhỏ màu trắng bạc, các chân có lông bám. Ảnh: Vũ Thượng

Qua quan sát, con khều giống với các loại cua, cáy khác nhưng có một số đặc điểm để nhận biết như: Thân hình con khều hơi thon dài, các chân có lông bám, phía cuối chân sắc nhọn, màu vàng, hai càng nhỏ có màu trắng bạc…

Đặc biệt, thịt khều ăn rất thơm ngon, có thể chế biến được nhiều món khác nhau như: Nấu canh, luộc, nướng…tùy vào sở thích từng người.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 3

Dùng cần câu không cần mồi để "thu phục" con khều. Ảnh: Vũ Thượng

Để “thu phục” con khều, người dân xã Đa Lộc đã “chế tạo” loại cần bằng thân cây trúc với chiều dài từ 1,5-2 mét, cước chọn là loại cước đúc sợi nhỏ màu sáng, các lưỡi câu buộc chùm vào nhau. Với hình thức bắt này, người dân không cần chuẩn bị mồi câu, chỉ cần thuộc một số bước như: Học cách đứng “bất động”, quan sát, ngắm vung cần câu về phía con khều thật nhanh. Ngoài ra, có thể bắt khều bằng cách đặt lưới, túm để dụ khều tới…

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 4

Dùng hai cánh tay để bắt lần tới hang kều đang ẩn nấp. Ảnh: Vũ Thượng

Nhưng theo quan sát của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, cách bắt khều được số đông người dân xã Đa Lộc thực hiện là dùng cánh tay phải, trái lần theo hang, hách mà khều đang chốn dưới lớp bùn sâu 40-50cm để “thu phục” là hiệu quả nhất.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 5

Ván lướt là phương tiện giúp người dân di chuyển trên những đám bùn lầy được thoải mái hơn. Ảnh: Vũ Thượng

Đang lần theo vết chân con khều để lại trên mặt bùn, bà Trần Thị Hà (thôn Ninh Phú, xã Đa Lộc) nói với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Phải đi thật nhẹ nhàng, coi lún xuống hố bùn sâu đấy. Nghề bắt khều ở đây đã có từ lâu đời, chúng tôi phải bỏ rất nhiều công sức mới bắt được chúng. Đặc biệt, khoảng đường di chuyển tới vị trí con khều hay sinh sống, phải lội bộ giữa các đám bùn lầy và còn dựa vào kinh nghiệm phán đoán mới bắt được nhiều”.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 6

Để bắt con khều, người dân xã Đa Lộc phải lướt ván ra bãi, lội bùn sâu, có đoạn bùn sâu đến 40-50cm. Ảnh: Vũ Thượng

Cũng theo bà Trần Thị Hà chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Nếu muốn bắt được nhiều con khều, ngoài sức bền, nhanh tay, nhanh mắt thì cần có sự phán đoán theo hướng đi của khều. Nhiều người lội cả tiếng đồng hồ bì bõm dưới lớp bùn chỉ bắt được vài con. Nhưng tôi dùng cách phân tích “vùng đất mới” khi ở đó chưa có người nào lội tới, dấu chân khều còn in mới trên mặt bùn thì ở đó khều lỗ nào cũng có. Tôi mới đi bắt 2 tiếng đã được khoảng 3-4 kg khều rồi”.

Chưa lên tới bờ thương lái đã gọi mua              

Nghề bắt con khều ở Đa Lộc đã có từ nhiều đời nay, khu vực bắt khều chủ yếu tại các bãi bồi thuộc xã Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc (huyện Hậu Lộc). Thông thường, khều có nhiều nhất vào tháng Giêng đến tháng 9 (âm lịch) hằng năm.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 7

Ngoài bắt con khều, người dân xã Đa Lộc còn bắt thêm con sò lông, cá nác...Ảnh: Vũ Thượng

Trò chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, bà Vũ Thị Sơn (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) cho biết: “Muốn bắt được con khều phải tính được từng con nước, khi thủy triều xuống ngày cách ngày sau 1 tiếng đồng hồ là có thể xuống biển. Mỗi ngày có hàng trăm người đi bắt khều, phụ nữ chủ yếu bắt bằng cách đào hang, còn đàn ông thì dùng cần câu với lưỡi chùm câu những con khều đang “mải chơi” trên mặt bùn".

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 8

Giá khều được bán cho thương lái từ 30.000-40.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ thượng

“Thời gian bắt khều tranh thủ khoảng 4-5 tiếng đồng hồ là thủy triều lên, có thương lái túc trực và thu mua với giá 30.000-40.000 đồng/kg. Có ngày tôi cũng bắt được 6-7 kg khều, bán cũng được 150.000-200.000 đồng”, bà Vũ Thị Sơn nói thêm.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 9

Mỗi con nước (từng tháng) người dân xuống biển đánh bắt khều được 15-20 ngày. Ảnh: Vũ Thượng

Được biết, mỗi con nước (từng tháng) thì người dân nơi đây có thể xuống biển bắt khều khoảng 15-20 ngày là nước sinh (nước không lên cũng không rút). Thường đầu con nước, thời gian đi “săn” khều đặc sản dưới lớp bùn sâu kéo dài hơn, người bắt cũng đút túi từ 200.000-300.000 đồng/ngày. Khi càng về cuối con nước, nước biển bắt đầu lên nhanh nên số lượng người dân đi bắt khều cũng giảm.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 10

Người "săn" khều vừa lên tới bờ là có thương lái thu ngay. Ảnh: Vũ Thượng

Chia sẻ với với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, cô Liên một thương lái thu mua khều lâu năm nói: “Năm nay lượng khều giảm hơn so các năm trước, giá chúng tôi mua thường từ 30.000-40.000 đồng/kg, tùy vào từng thời điểm. Để có nguồn khều nhập cho khác hàng, tôi phải đợi cả tiếng đồng hồ trên bờ mới thu mua được ít. Thị trường bán khều chủ yếu trong tỉnh, nhiều gia đình, nhà hàng ăn quen thấy ngon nên cứ phải đặt trước mới có”.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 11

Thành quả sau nhiều giờ đầm bùn có người bắt được 6-7 kg con khều. Ảnh: Vũ Thượng

Trò chuyện nhanh với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, sau nhiều tiếng đầm bùn để theo vết chân con khều, cô Cam (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) tâm sự: “Hôm nay tôi mới đi buổi đầu tiên nhưng cũng được 4-5 kg khều. Con khều là tên gọi mà người đi biển chúng tôi đã gọi bao đời nay, có lẽ chỉ ở vùng biển quê Đa Lộc mới có con này. Nhìn chân con khều hay hoạt động co lại liên tục, giống đang khều một vật gì đó nên mọi người gọi là con khều”.

 luot van ca tieng “san” con kheu, chua kip len bo lai da ao toi mua hinh anh 12

Con khều được người dân nhốt vào túi cưới nhằm thông thoáng, khều sống được lâu hơn. Ảnh: Vũ Thượng

Con khều có sắn ở tự nhiên và người dân xã Đa Lộc đã tự ý thức được việc đánh bắt, khai thác không tận diệt, nên hằng năm khi bước vào mùa vụ, người dân nơi đâu lại có những bữa ăn ngon được chế biến từ con khều. Đồng thời, từ nghề “săn” khều, mà nhiều gia đình ở đây có thêm nguồn thu nhập, có tiền lo cho con cái được ăn học đầy đủ hơn.

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1148533

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60156856