19:42 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi

Thứ năm - 21/12/2017 02:18
Thấy cảnh sống sung túc của gia đình anh Trương Văn Thuận (ảnh, ngụ tại 8/12 ấp 6, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM), không ai không cảm phục anh bởi đức tính cần cù lao động, dám nghĩ, mạnh dạn làm, thất bại không nản chí, chịu khó học hỏi kinh nghiệm sản xuất của người đi trước, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Hiện nay, anh Thuận là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Hóc Môn.
Khởi nghiệp nuôi bò từ năm 1997 với 2 con bò sữa lai HF, do tay ngang vào nghề nên anh Thuận gặp không ít khó khăn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng. Vì thế, anh đã cố gắng nắm bắt thông tin khoa học kỹ thuật qua sách báo và các lớp tập huấn, hội thảo, các cuộc tham quan học tập mô hình chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh đạt hiệu quả kinh tế cao do Trạm Khuyến nông, Phòng Kinh tế, Hội Nông dân huyện tổ chức, để áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình và quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình bằng nhiệt huyết và niềm tin.
Anh Thuận rất nhiệt tình tham gia các hội thi bò sữa do Sở NN-PTNT TPHCM tổ chức và đã đạt được những thành tích cao, như: Giải ba “Mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững” năm 2013; giải ba “Bò sữa tốt” và giải nhất đồng đội với nội dung “Kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa tốt” năm 2015. Bên cạnh đó, anh còn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện nhiều năm liền và vinh dự được nhận Bằng khen của UBND TPHCM về thành tích “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi góp phần xây dựng thành phố văn minh” năm 2016.
Với kiến thức có được, anh Thuận mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy mô, hiện tổng đàn bò của gia đình là 80 con bò sữa lai HF, trong đó có 45 con đang khai thác sữa, năng suất sữa bình quân đạt 15kg - 17kg/con/ngày. Trong quá trình nuôi, anh Thuận nhận thấy trở ngại lớn nhất là phải giải quyết được nguồn thức ăn thô xanh cho bò trong mùa nắng nóng, khi mà lượng cỏ tự nhiên đã khan hiếm và giá cỏ hiện khá đắt.
Nếu không đủ cỏ cho ăn sẽ ảnh hưởng đến sự tiết sữa của bò. Chính vì thế, gia đình anh đã tận dụng diện tích trồng 4.100m² cỏ voi xanh để chủ động nguồn thức ăn thô xanh quanh năm cho đàn bò, kết hợp bổ sung thêm rơm khô, bắp ủ chua. Bên cạnh đó, anh còn trang bị máy vắt sữa, máy băm thái cỏ và xây dựng hầm biogas 10m³ để xử lý chất thải chăn nuôi.
Ngoài ra, để việc chăn nuôi bò sữa ngày càng đạt hiệu quả, anh Thuận thường xuyên chọn lọc thay đàn, giữ lại những con cho năng suất sữa cao và mạnh dạn loại thải những cá thể có năng suất sữa thấp, sinh sản kém; chú trọng chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt là khẩu phần thức ăn phải cân đối nhu cầu. 
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững, trong đó có đề án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa” của Trung tâm Khuyến nông TPHCM, anh Thuận mạnh dạn đăng ký tham gia để được hỗ trợ 50% kinh phí trang bị thêm máy vắt sữa, thiết bị rửa máy vắt sữa, bình nhôm chứa sữa và hệ thống làm mát chuồng trại.
Việc đưa cơ giới hóa vào mô hình chăn nuôi đã giúp gia đình anh khai thác hiệu quả tiềm năng của giống bò cao sản, tiết kiệm chi phí sản xuất và công lao động, nâng cao năng suất sữa và cải thiện chất lượng sữa, giảm stress nhiệt cho đàn bò sữa, hạn chế khí thải, đảm bảo sức khỏe đàn bò và an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần đưa ngành chăn nuôi bò sữa phát triển theo hướng bền vững và ổn định.
Qua nhiều năm gắn bó với nghề chăn nuôi bò sữa, cùng với sự cần cù, chịu khó của bản thân, anh Thuận đã thu được thành quả tốt. Hàng năm sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận thu được bình quân trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, mô hình chăn nuôi của gia đình anh Thuận còn tạo việc làm cho 5 lao động nhàn rỗi tại địa phương với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Hiểu rõ thế mạnh của con bò sữa vẫn chiếm vị trí cao trong chăn nuôi, anh Thuận cho biết sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô đàn bò, vay vốn để tái đầu tư, cải thiện chất lượng con giống, đầu tư đồng bộ trang thiết bị cơ giới hóa và phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAHP để làm giàu cho bản thân và xã hội.

Thạc sĩ LIỄU KIỀU/sggp.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1272060

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71499375