17:51 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Giải pháp nào mang tính đột phá?

Thứ ba - 29/04/2014 03:00
Qua 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế đất nước đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của nền kinh tế đất nước vào kinh tế toàn cầu đã mang lại những cơ hội to lớn trong phát triển nhưng cũng xen vào đó là những thách thức không nhỏ…

Thành tựu và cơ hội

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đặc biệt coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi đây là “nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ”.

Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã từng bước tổng kết thực tiễn, kế thừa, phát triển tư tưởng lý luận và bổ sung nhận thức ngày càng rõ hơn về mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế... về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, bước đi và cả nguồn lực để bảo đảm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với tình hình cụ thể trong nước và quốc tế qua từng giai đoạn.

Trải qua gần 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của nền kinh tế đất nước vào kinh tế toàn cầu đã mang lại những cơ hội to lớn trong phát triển. Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với chủ yếu dân số làm nông nghiệp, đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cơ cấu kinh tế đất nước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 38,1% năm 1986 xuống mức 18,4% năm 2013; trong khi đó, tỷ trọng khu vực công nghiệp đã tăng từ 28,9% lên 38,3% và dịch vụ cũng tăng từ 33,1% lên 43,3% trong thời gian tương ứng.

Quá trình thực hiện chiến lược đã hình thành một số vùng kinh tế trọng điểm, giữ vai trò động lực tăng trưởng. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị lớn được hình thành trên phạm vi cả nước thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; từ nông thôn ra thành thị.

Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của nền kinh tế đã tạo ra độ mở ngày càng lớn cho nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm trên 160% GDP năm 2013 so với khoảng 23% năm 1986, đưa nền kinh tế từng bước gắn kết vào mạng lưới sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, nâng cao tiềm lực và vị thế quốc tế của đất nước.

Thách thức không nhỏ

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng nhóm kinh tế - Ban Chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới: Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa được định hình rõ nét, đôi khi còn cứng nhắc, chưa phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp ưu tiên và chưa tận dụng lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư nước ngoài để tạo tính lan tỏa, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương xứng.

Quá trình thực hiện công nghiệp hóa chưa gắn chặt với hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp vẫn chỉ là gia công, lắp ráp... giá trị thấp. Các chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và chưa thật hiệu quả, rõ hướng. Đặc biệt, môi trường thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng yếu vẫn là nút thắt đang cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nền kinh tế của Việt Nam vẫn chậm phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, nguyên liệu cũng thể hiện yếu kém vì thế trong sản xuất công nghiệp chúng ta phải nhập nhiều loại nguyên, vật liệu.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Tìm giải pháp đột phá

Đã có nhiều đề xuất về giải pháp, mô hình cho nền kinh tế, trong đó đáng chú ý Ban Kinh tế Trung ương đề xuất mô hình công nghiệp hóa rút gọn theo hướng “công nghiệp hóa hiện đại” để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành.

Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Phạm Xuân Đương, công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn là bước chuyển quan trọng đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp từ nay đến năm 2020. Để thực hiện việc này, cần tập trung phát triển những ngành công nghiệp có tính chất cần thiết, đó là công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp tự động. Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn với sự huy động các nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ thành công khi chúng ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các chính sách pháp luật sâu sát, phù hợp; đồng thời đầu tư cho giáo dục - đào tạo hiệu quả, đi đôi phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng phục vụ nông nghiệp - nông thôn. Do đó, cần đánh giá đúng mức, rõ ràng hơn quá trình 30 năm đổi mới để giải quyết tốt mối quan hệ phát triển kinh tế và công bằng xã hội, cơ cấu kinh tế ngành và giải quyết lao động dư thừa. Phó Thủ tướng yêu cầu các nhà khoa học làm sâu sắc thêm về nội hàm lý luận, từ đó xác định hướng đi cho mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời đề nghị các nhà hoạch định chiến lược trong giai đoạn tới đưa ra các giải pháp đột phá để tháo gỡ ba nút thắt tăng trưởng hiện nay là: Thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và kết cầu hạ tầng; đề xuất những quan điểm, cơ chế chính sách, hệ thống giải pháp để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo mục tiêu hiệu quả, phát triển nhanh và bền vững, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Hoàng Kim

 

 

      Theo congly.com. vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 291

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 287


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1079018

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71306333