17:28 EST Thứ ba, 14/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở rộng hạn điền: Thúc đẩy sản xuất quy mô lớn

Thứ bảy - 29/04/2017 11:31
Nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước "ngã ba đường"; hoặc là tiếp tục giữ tư duy cố hữu, hoặc là, phải nhanh chóng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa...
 

Nông dân huyện Tri Tôn tỉnh An Giang thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2017. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước "ngã ba đường"; hoặc là tiếp tục giữ tư duy cố hữu “người cày thì phải có ruộng” - mặc dù hệ lụy là đất đai ngày càng manh mún, nông dân ngày càng sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, để rồi cái bẫy “sản xuất nhỏ” làm cho nông sản chẳng sớm thì muộn cũng sẽ thua ngay trên “sân nhà”.

Hoặc là, phải nhanh chóng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa để nông sản Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong một thị trường hội nhập sâu, rộng.

Trở lực kìm hãm sản xuất lớn

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, nhiều năm nay, ngành nông nghiệp Việt Nam luôn trong tình trạng loay hoay tiến lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn; trong khi đó, với thực trạng hơn 75% nông hộ có diện tích ruộng đất dưới 0,5 hécta ở An Giang cũng như cả nước, phần lớn những nông hộ đó không thể thoát nghèo nếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Quy mô sản xuất nông hộ nhỏ khiến cho việc áp dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ gặp nhiều khó khăn và hiệu quả canh tác thấp.

Trong khi các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới còn chậm phát triển, chính sách thúc đẩy tích tụ đất đai chậm thay đổi, thị trường cho thuê đất nông nghiệp kém sôi động là một trong những rào cản đối với tăng quy mô sản xuất nông hộ.

V ì vậy, ngành nông nghiệp An Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung phải chọn lọc một số ngành hàng để đi theo hướng có thế mạnh, có lợi thế so sánh, cũng như có thị trường tốt, từ đó đi vào sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng được các tiêu chí nêu trên.

Trong đó, mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất là một trong những điều kiện kiên quyết phải làm.

Luật Đất đai 2013 quy định, Nhà nước chỉ giao tối đa 3ha đất cho nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tối đa 2ha ở các tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên, thực tế đất Nhà nước giao cho nông dân canh tác hầu hết thấp hơn giới hạn này.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định mỗi hộ gia đ ình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không quá 30ha đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, không quá 20ha tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Ông Nguyễn Lợi Đức (sáu Đức), chủ trang trại Sáu Đ ức , ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Gia, Tri Tôn (tỉnh An Giang) chia sẽ, đ ể mở rộng sản xuất, nhiều nông dân như ông phải mua hoặc thuê đất của tổ chức, cá nhân khác.

Tuy nhiên, việc tích lũy đất đai để mở rộng sản xuất lại gặp những rào cản lớn từ chính sách đất đai hiện nay.

Bên cạnh đó, đất nông nghiệp do cấp xã cho thuê chỉ có thời hạn tối đa 5 năm nên không ai muốn đầu tư lớn sản xuất lớn vì nhiều rủi ro, điều này đang là rào cản đối với sản xuất nông nghiệp quy mô lớn .

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục Trưởng Cục Trồng Trọt, Bộ Bông Nghiệp và Phát triển nông thôn, tích tụ ruộng đất không có nghĩa là trở lại với thời kỳ địa chủ và người làm thuê trước đây.

Trên thực tế, tích tụ ruộng đất hiện nay đã khác xưa.

Nhiều nước trên thế giới cũng tích tụ ruộng đất, thể hiện ở nhiều dạng như: những người nông dân nhỏ liên kết lại với nhau để h ình thành một cánh đồng lớn, trong đó có doanh nghiệp đứng ra làm một đầu mối.

Doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, đảm bảo đầu ra cho nông dân; còn nông dân chỉ việc lo sản xuất. Đây là mô hình thứ nhất, lâu nay chúng ta vẫn làm, đó là liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa như chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất lúa gạo của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Trung An (Cần Thơ),…

Mặt khác, cũng có thể tích tụ ruộng đất theo hình thức doanh nghiệp thuê đất của nông dân.

Những người nông dân có diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ (1.000-2.000 m2), sản xuất chắc chắn sẽ thua lỗ và đối mặt với nhiều rủi ro. Họ cho doanh nghiệp thuê đất để hình thành một cánh đồng lớn, doanh nghiệp tự đầu tư, vận hành.

Khi cho các doanh nghiệp thuê đất, người nông dân không mất đất. Đất của ông bà, cha mẹ để lại vẫn còn.

Người nông dân trong thời gian cho doanh nghiệp thuê đất, có thể chọn học nghề để chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hoặc là xin vào làm công nhân nông nghiệp trong các nhà máy, công ty của doanh nghiệp...

Đảm bảo lợi ích cho người nông dân

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam và quốc tế, muốn sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên quy mô lớn thì phải có diện tích lớn, nếu hạn điền như hiện nay thì không thể nào làm lớn được.

Chỉ khi sản xuất lớn mới áp dụng cơ giới hóa được, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, từ đó mới nâng cao được năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Qua đó, nông nghiệp Việt Nam mới có được thương hiệu, mới có được những sản phẩm thống nhất, đặc trưng và thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân.

Mới đây, phát biểu tại hội nghị Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức ở An Giang, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, đa số nông dân sống dựa vào cây lúa đang hưởng lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, do ruộng đất ít, nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, phụ thuộc quá nhiều tài nguyên đầu vào, nhất là nguồn nước ...

Do đó, thời gian tới, để phát triển ngành lúa gạo một cách bền vững trước tình hình ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, để ngành nông nghiệp hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu điều tiên quyết phải tổ chức lại sản xuất, mở rộng hạn điền, hình thành cánh đồng mẫu lớn, liên kết hộ nông dân; tổ chức mô hình hợp tác xã kiểu mới để mang lại thu nhập tốt nhất cho người trồng lúa.

“Việc tổ chức lại sản xuát phải làm sao có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương, bộ nông nghiệp, làm tốt công tác truyên truyền nhằm liên kết bà con nông dân vốn quen sản xuất đơn lẻ thành các họp tác xã; từ hợp tác xã sẽ liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, trên cơ sở đó làm tốt chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo; nâng cao hiệu quả quản trị, đầu tư tốt hơn nữa cho tất cả các phân khúc trong chuỗi giá trị một cách bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cần có những chế tài ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp khi đã tham gia liên kết với nông dân, với hợp tác xã; khi doanh nghiệp liên kết với nông dân, với hợp tác xã thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm, trách nhiệm này thể hiện qua hợp đồng, qua sự giám sát của chính quyền để làm sao những cam kết của doanh nghiệp với người sản xuất, người nông dân, hợp tác xã đúng tinh thần như đã cam kết.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cho biết, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững sắp tới cần phải có một sự thay đổi trong chính sách hạn điền, song hành cùng chính sách phát triển hợp tác xã kiểu mới, những vùng liên kết quy hô lớn…

Theo ông Thòn, việc hình thành các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, sản xuất lúa gạo trên quy mô lớn sẽ giúp hài hòa được lợi ích giữa doanh nghiệp và người nông dân, giúp chúng ta giám sát chất lượng sản phẩm tốt hơn; từ đó, doanh nghiệp dễ dàng trong việc tổ chức sản xuất cũng như thu mua sản phẩm, tạo ra vùng hàng hóa lớn, giúp ổn định thị trường, đây được xem là là bệ đỡ cho quá trình xây dựng chuỗi giá trị một cách bền vững.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164


Hôm nayHôm nay : 170816

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 750415

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73797386